Chỉ cần một ít kiến thức về các nguyên liệu thiên nhiên, bạn sẽ có thể tự sáng tạo ra các sản phẩm chăm sóc da an toàn và phù hợp với làn da.
Bạn có biết những loại mỹ phẩm công nghiệp bạn đang sử dụng gồm những thành phần gì không? Nếu chúng đầy paraben, các hương liệu tổng hợp, phthalates và SLS/ SLES, có lẽ đã đến lúc bạn nên đánh giá lại phương pháp >chăm sóc da.
Tất nhiên bạn không thể nào xác định rõ ràng được tất cả thành phần về sản phẩm mà bạn đang sử dụng. Vì thực tế, các nhà sản xuất có thể “che giấu” các thành phần không tốt cho làn da và >sức khỏe một cách hợp pháp.
Chẳng hạn như các thành phần tạo bọt phổ biến là SLS và SLES được cho biết là có thể gây kích ứng cho da của bạn mà không được thông báo trên bảng thành phần.
Thậm chí, một sản phẩm phụ của việc sản xuất SLS/ SLES là 1,4 – dioxane, một hóa chất có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thận, gan và kể cả ung thư.
Nếu bạn đã sẵn sàng muốn “chữa lành” những vết thương do các thành phần này gây ra, hãy tham khảo 6 loại tinh dầu tự nhiên cùng công thức chăm sóc da tốt nhất.
1. Hạt cà rốt
Bạn đang tìm kiếm sản phẩm chống lão hóa? Hạt cà rốt chính là điều cần thiết để tái tạo tế bào. Tinh dầu này có nguồn gốc từ châu Âu và được chưng cất từ hạt khô của Nữ hoàng Anne Lace.
Được chứng minh lâm sàng như một chất kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ nhưng tinh dầu hạt cà rốt nuôi dưỡng làn da mỏng manh của da mặt theo cách nhẹ nhàng nhất.
Với hương thơm ấm áp và hơi nồng, bạn có thể pha trộn ít tinh dầu vào serum để dưỡng da, hoặc với bất cứ loại tinh dầu chống lão hóa khác như hoa oải hương, cúc bất tử (Helichrysum), hoa dương kỳ thảo (Yarrow). Tinh dầu hạt cà rốt còn có khả năng giảm sẹo.
Khuyên dùng: Da bước vào độ tuổi lão hóa; da lão hóa, có nhiều nếp nhăn, tàn nhang, đốm nâu, da chàm...
2. Tinh dầu Cúc bất tử (Helichrysum)
Được biết đến với tên gọi Everlast hay Immortelle, loại tinh dầu thiết yếu này với hương thơm quyến rũ là nguyên liệu chăm sóc da được nhiều người ưa thích. Bạn có thể sử dụng tinh dầu này trộn với kem dưỡng da để tăng tính hiệu quả.
Nếu bị chấn thương mô cơ, tinh dầu cúc bất tử có thể sử dụng như một loại dầu xoa bóp giảm đau. Tuy có ít chứng minh lâm sàng cho loại tinh dầu này về lợi ích điều trị da, nhưng chỉ cần vài lần sử dụng sẽ khiến bạn tin tưởng vào “phép thuật” kỳ diệu của nó. Tinh dầu cúc bất tử có thể dùng kết hợp với các loại dầu dưỡng da khác như hoa hồng đá ( Cistus ), hạt cà rốt, và hoa oải hương.
Khuyên dùng: Da bỏng nắng, khô ngứa, mụn trứng cá, da bị bầm tím...
3. Tinh dầu hoa hồng
Được mệnh danh là "Nữ hoàng hoa" vào năm 600 trước Công nguyên bởi nhà thơ Sappho, hoa hồng là một loại dầu dưỡng da tuyệt vời. Tinh dầu này có tính chất làm dịu da và giảm kích ứng đối với làn da nhạy cảm.
Hoa hồng pha trộn rất tốt với nhiều loại tinh dầu khác trong danh sách này cũng như hoa phong lữ (Geranium), hoa cam ( Neroli ) và gỗ đàn hương. Trong bất kỳ thói quen chăm sóc da nào, bạn cũng nên bổ sung tinh dầu hoa hồng như một trợ thủ đắc lực cho việc >làm đẹp.
Khuyên dùng: Da nhờn (có tác dụng se khít lỗ chân lông), da lão hóa, tẩy trang và mọi loại da.
4. Tinh dầu oải hương
Không phân biệt là da của bạn thuộc loại nào, da dầu hay da khô, da nhạy cảm thì hoa oải hương có tác dụng làm dịu làn da rất tốt. Đây là một tinh dầu “dễ chịu” có thể pha trộn với nhiều loại tinh dầu khác để tăng hiệu quả dưỡng da.
Là một trong những loại tinh dầu được ưa chuộng nhất, hoa oải hương nổi tiếng có nhiều tác dụng và khả năng làm lành vết thương. Da bạn bị bỏng hay trầy xước, bạn chỉ cần thoa chút tinh dầu oải hương để vết thương nhanh hồi phục.
Ngay cả cha đẻ của hương liệu hiện đại, René-Maurice Gattefossé, đã từng chứng minh trước sức mạnh chữa bệnh của hoa oải hương sau khi da bị bỏng. Tinh dầu lavender còn giúp làm dịu các vết côn trùng cắn, dị ứng, nó cũng chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Khuyên dùng: Da cháy nắng, bệnh vẩy nến, da viêm, vết côn trùng cắn, phát ban, vết trầy xước do dao cạo...
5. Tinh dầu nhựa thơm (Myrrh)
Thường bị lép vế bởi cây đàn hương, một người anh em họ hàng nhưng Myrrh có một lịch sử phong phú về khả năng chăm sóc da của mình. Myrrh đã được sử dụng trong “Nghi lễ thanh lọc” của phụ nữ của nước Medes và Persian (nước Iran ngày nay).
Các bằng chứng gần đây còn cho thấy tinh dầu nhựa thơm còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của làn da, làm vết thương nhanh lành. Được chưng cất từ nhựa cây, tinh dầu này có hương thơm ấm áp và có thể pha trộn tốt với tinh dầu hoa hồng và oải hương.
Khuyên dùng: Da nứt nẻ (bàn chân và môi), vết thương chậm lành, vết loét, vết rạn...
6. Hoa hồng đá ( Cistus )
Còn được gọi là hoa hồng đá, tinh dầu này được chưng cất từ lá khô của một loài thực vật ở phía tây Địa Trung Hải. Tuy tinh dầu này không “cao sang” như những loại khác nhưng hương thơm ngọt ngào và khả năng có thể pha trộn với tất cả các loại tinh dầu khác cũng là một ưu điểm của Cistus.
Tinh dầu này có tính kháng khuẩn mạnh, rất lý tưởng cho việc điều trị sơ cứu vết thương ngoài da. Và cistus cũng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn miễn dịch.
Khuyên dùng: Da lão hóa sớm, chữa lành vết cắt và mụn trứng cá...