Trị sẹo thâm ở chân chưa bao giờ đơn giản như thế nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian và kiên trì với những phương pháp sau. Chắc chắn chỉ sau 2 tuần, vết thâm trên chân của bạn đã không cánh mà bay mất!
Sẹo thâm ở chân không phải là vấn đề quá đáng sợ như việc xuất hiện những vết thâm mụn trên mặt. Thế nhưng, những vết tích xấu xí này ít nhiều cũng đem đến mặc cảm, tự ti cho các chị em.
Điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên
Vitamin E
Nổi tiếng với việc >làm đẹp, dầu Vitamin E chính là thần dược giúp khôi phục những vết sẹo, đánh bay những vết thâm và sửa chữa những mô da bị hư hỏng.
Cách dùng:
- Bôi Vitamin E vào những chỗ thâm sẹo.
- Hoặc uống những viên Vitamin E được bán tại các tiệm thuốc uy tín.
Dầu Olive
Đây cũng là một nguyên liệu khác rất giàu Vitamin E có thể giúp phục hồi làn da, giữ độ ẩm, khiến đôi chân không chỉ hết sẹo thâm mà còn mịn màng, lán mượt.
Cách dùng:
- Dùng một lượng dầu Olive vừa đủ,thoa và massage nhẹ nhàng lên những vùng có vết thâm sẹo.
- Sau đó dùng giấy lau sơ qua, và rửa sạch lại với nước.
Nha đam
Nha đam được xem là trợ thủ đắc lực trong viẹc trị các vết bỏng, vết cháy nắng, cũng như những vết thâm sẹo cứng đầu nhờ các đặc tính chống viêm, giữ ẩm tốt. Do đó, da chân sẽ nhanh phục hồi, trắng sáng, căng mịn đáng kể.
Cách dùng:
- Lọc lấy phần thịt của nha đam (bỏ vỏ và nhựa mủ)
- Ngâm phần thịt trong nước muối 5 phút.
- Cắt lấy lát nha đam vừa đủ, sau đó đắp lên những khu vực có sẹo thâm.
- Hoặc chà xát những miếng nha đam đó lên các vết sẹo trong 5 phút.
Chanh tươi
Nhờ vào khả năng tẩy nhẹ bởi nồng độ axit khá cao, chanh tươi hoàn toàn có thể làm mờ những vết thâm sẹo trong tích tắc. Bên cạnh đó, chanh còn giúp loại bỏ tế bào chết, kích thích tái tạo da, giảm ửng đỏ, làm da căng mịn.
Cách dùng:
- Cắt đôi quả chanh, chà xát nó vào những vết thâm sẹo.
- Thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần.
- Nên kết hợp chanh tươi là dầu Olive hoặc Vitamin E xen kẽ ngày.
Điều trị bằng công nghệ hiện đại
Phương pháp Dermabrasion
Đây là một phương pháp tẩy tế bào chết bằng cách dùng bàn chải loại bỏ phần da chết trên các vết sẹo. Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kĩ thuật cao, Và chỉ nên áp dụng trị sẹo ở vùng chân.
Phương pháp Laser
Cái tên này chắc không còn xa lạ với chị em trong công cuộc làm đẹp nữa. Tia Laser sẽ đốt cháy các vết sẹo thâm, sau một thời gian, lớp da mới sẽ được hình thành thay thế vết sẹo xấu xí lúc trước.