Tắm cho trẻ sơ sinh là điều được nhiều mẹ quan tâm nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất thì không phải ai cũng nắm rõ.
Thời gian mới chào đời, trẻ còn vô cùng yếu ớt và không cần tắm mỗi ngày. Vậy, trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất. Ghi chú nhanh những lưu ý khi tắm bé ngay sau đây.
Về cơ bản, giờ tắm cho trẻ sơ sinh sẽ không có một mốc đặc biệt nào. Chỉ cần thấy thuận tiện bạn có thể tắm cho bé.
Tránh tắm khi trẻ thấy lạnh là điều cần lưu ý hàng đầu. Cơ thể các bé mới sinh rất dễ bị lạnh vì không tự điều chỉnh được nhiệt độ. Tốt nhất, bạn nên cho bé tắm vào lúc trời ấm áp.
Nếu không chọn được thời điểm cho trẻ tắm thì bạn cần chọn nhiệt độ phòng tắm đủ ấm để tắm cho trẻ. Chỉ cần đảm bảo được điều kiện này, bạn sẽ linh hoạt trong lựa chọn thời điểm tắm bé. Thậm chí bạn vẫn có thể tắm cho bé vào buổi tối.
Cho bé tắm vào bất cứ lúc nào cảm thấy thuận tiện. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất đó là lúc có ánh nắng mặt trời: thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là 10h – 11h sáng hoặc 15h – 16h giờ chiều. Còn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông đó là 10h – 10h30 sáng hoặc 14h – 15h chiều.
Cần lưu ý không nên cho trẻ tắm vào khoảng thời gian sau 16h chiều. Bởi đây là thời điểm mà nhiệt độ bắt đầu hạ thấp và trẻ dễ bị bị viêm phế quản.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần là đủ. Còn với những bé đã biết đi, biết chơi nghịch, bò và làm lem lấm mặt mũi, chân tay, quần áo thì bạn nên tắm hàng ngày cho bé. Mặc dù vậy, cần lưu ý lau rửa cho bé thật kỹ ở những khe, nếp gấp của da và thường xuyên lau mặt cũng như ở những vùng được quấn tã hằng ngày.
Cần lưu ý, làn da của trẻ sơ sinh rất dễ bị khô, rất nhạy cảm. Nếu tắm cho bé quá nhiều có thể sẽ làm trôi mất lớp bảo vệ tự nhiên trên da. Trẻ bị đổ mồ hôi rất nhiều vào ngày hè oi bức. Do đó số lần tắm cần nhiều hơn so với mùa đông.
Đừng nghĩ rằng cứ tắm thật lâu, thật kỹ cho trẻ là tốt. Không nên ngâm nước quá lâu bởi làn da của trẻ khá mỏng manh. Theo các chuyên gia, thời gian tắm cho trẻ chỉ nên kéo dài trong 5-10 phút là đủ.
Với thời gian tắm gói gọn trong 10 phút, làn da của trẻ sẽ không bị khô. Hơn nữa, trẻ cũng không bị mất thân nhiệt. Đồng thời, đây sẽ là cách chăm sóc làn da của bé tốt hơn. Để làn da của bé mềm mại, không bị khô ráp, bạn có thể dùng thêm một ít lotion (kem dưỡng da) dành riêng cho trẻ sơ sinh và thoa đều lên da.
Bé mới sinh chỉ nằm yên một chỗ nên bạn sẽ không cần phải tắm rửa, kỳ cọ. Không cần tắm mỗi ngày, 2 đến 3 lần mỗi tuần là đủ với bé.
Nếu muốn tắm cho trẻ mỗi ngày thì cần theo dõi làn da của trẻ. Làn da bị kích ứng quá mức sẽ xuất hiện những đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô, bong tróc. Bạn sẽ cần thay đổi sữa tắm cho bé và giảm số lần tắm.
Cần cố định thời gian tắm cho trẻ sơ sinh và phải quen thuộc với giờ giấc ăn, ngủ của bé. Biết tắm vào giờ nào sẽ giúp bé dễ chịu nhất và không ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ hay việc bú sữa. Bạn có thể sẽ phải chờ 2-3 tháng để nắm được quy luật sinh hoạt của bé.
Vì trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại nên cần cố định trong ngày. Cần thiết để lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” trong mỗi lần tắm. Chẳng hạn, bạn nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé”.
Sau đó, tiến hành massage cho bé và nhẹ nhàng tắm bé. Với những lần tiếp theo, bạn chỉ cần nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đến giờ đi tắm.
Cần lưu ý những điều sau đây:
+ Luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm: Mức nhiệt độ tắm cho bé lý tưởng nhất là 38 độ C. Nếu không có nhiệt kế thì bạn có thể thử nhiệt độ nước bằng cùi chỏ.
+ Quan sát những cảm nhận của trẻ: Không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích nước. Nếu bé không thích ở trong nước thì bạn nên tắm cho bé thật nhanh.
+ Cẩn thận lau khô cho bé: Nước có thể đọng lại ở những phần nếp gấp như cổ tay, hang, cổ, cổ chân, hậu môn. Do đó, bạn cần lau khô cho bé thật cẩn thận để tránh bé bị lạnh và hăm.
– Khi trẻ vừa ăn no xong:
Trẻ rất dễ bị trào ngược dạ dày nếu tắm ngay sau khi ăn no. Việc gội đầu ngay khi đó cũng dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí trên não và gây những ảnh hưởng không tốt đến >sức khỏe của trẻ.
Lúc trẻ bị cảm lạnh, hâm hâm sốt, nếu tắm ngay sẽ khiến lỗ chân lông giãn rộng ra, không khí thâm nhập vào dễ dàng và khiến bệnh tình nặng thêm.
- Khi làn da của trẻ đang chịu tổn thương: Khi này, nếu tắm không cẩn thận sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm trùng và hồi phục chậm.
- Khi con vừa nôn, trớ: Việc đầu tiên mẹ cần làm đó là hãy lau người, thay áo cho con, mẹ hãy đưa con đi tắm khi sức khỏe con bình thường.
- Khi tâm trạng trẻ không tốt: Khi trẻ đã lớn hơn một chút, nếu thấy trẻ tâm trạng không được vui thì tốt nhất bạn nên hỏi han, an ủi chúng trước khi đưa đi tắm.
- Sau khi trẻ đi tiêm phòng: Nên đợi sau 1-2 ngày hãy tắm cho trẻ. Lưu ý không để nước tiếp xúc tại vết thương. Càng tiếp xúc với xà phòng vết thương sẽ càng dễ bị sưng tấy, nhiễm trùng hơn.
- Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm: Tắm trẻ trong thời điểm này là điều không nên vì sẽ khiến cho bộ não của trẻ hưng phấn hơn và khó chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu gội đầu cho bé trong thời điểm này sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh đầu và dễ bị cảm lạnh, đau đầu.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, sạch khuẩn
- Muốn bé trắng trẻo, hết rôm sảy mẹ tìm ngay các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh này nhé
- Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ: Khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt, trẻ không thích ứng kịp dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Tắm ngay sau khi vận động: Mẹ nên chờ nửa tiếng sau khi bé vận động, khi bé hết mệt và khô hẳn mồ hôi mới đưa bé đi tắm. Bởi vì sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, đi tắm ngay sẽ bị ốm.
Trong những ngày thời tiết nắng nóng có thể bạn sẽ muốn tắm cho bé nhiều hơn 1 lần mỗi ngày. Chỉ cần lưu ý dùng ít sữa tắm nhất để không gây ảnh hưởng xấu đến làn da của bé.
Nắm được trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất là cách để bảo vệ bé cũng như giúp bé có cơ thể thoải mái, sạch sẽ và dễ chịu. Trên đây là những lời khuyên về khung giờ thích hợp để tắm cho trẻ tại nhà. Bé con vừa chào đời luôn cần sự chăm sóc và nâng niu đặc biệt từ những người xung quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho mẹ bỉm.