Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh bởi sẽ giúp trẻ tăng trưởng, phát triển nhanh hơn. Nhưng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều bố mẹ.
Chắc hẳn bé được ngủ thẳng giấc qua đêm đến sáng là điều khiến ba mẹ thấy thoải mái. Thậm chí tiếng khóc của bé ban ngày cũng không gây nhiều quấy rầy. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là: "Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?"
Câu trả lời là KHÔNG. Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều mà trẻ vẫn ăn ngoan, ăn ngủ bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều, có giấc ngủ sâu hoàn toàn là điều tốt nhất đối với trẻ.
Một giấc ngủ sâu có thể đem lại những lợi ích:
+ Tăng trưởng chiều cao, phát triển trí tuệ: Trong quá trình ngủ, những thông tin tiếp nhận trong ngày được xử lý, đồng thời sản xuất hormone tăng trưởng giúp xương và cơ bắp phát triển hơn.
+ Phát triển hệ miễn dịch, trí nhớ và cảm xúc.
+ Giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, và không quấy khóc khi trẻ thức giấc.
+ Khi được ngủ nhiều, trẻ sẽ ăn ngon, ngủ khỏe và nhanh lớn hơn.
Thông thường, tổng thời gian ngủ của trẻ là khoảng 16 -20 giờ. Tuy nhiên, trẻ có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường khi bị ốm, gặp nhưng gián đoạn trong cuộc sống.
Cụ thể thời gian ngủ của trẻ sơ sinh:
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Ngủ trong khoảng 16 tiếng/ngày, gồm 8 giờ ngủ đêm và 8 giờ ngủ ngày.
- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Ngủ trong khoảng 15 tiếng/ngày, gồm 10 giờ ngủ đêm và 5 giờ ngủ ngày.
- Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Ngủ trong khoảng 14,5 tiếng/ngày, gồm 11 giờ ngủ đêm và 3,5 giờ ngủ ngày.
- Trẻ 9 tháng tuổi: Ngủ trong khoảng 14 giờ/ngày, gồm 11 giờ ngủ đêm và 3 giờ ngủ ngày.
- Trẻ 12 tháng tuổi: Ngủ trong 13,5 tiếng/ngày, gồm 11 giờ ngủ đêm và 2,5 giờ ngủ ngày.
Trẻ sơ sinh thường ngủ vào bất cứ lúc nào, ngủ nhiều hơn vào ban đêm và kéo dài mỗi giấc trong 2-3 giờ.
Trừ khi có những triệu chứng khác thường, bạn không nên quá lo lắng nếu thấy trẻ ngủ quá nhiều hơn bình thường. Một số lý do phổ biến của việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là:
+ Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng và phát triển nhảy vọt.
+ Trẻ bị ốm nhẹ (cảm lạnh).
+ Trẻ vừa tiêm chủng.
+ Trẻ trước đó không được ngủ đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến trẻ khó thở.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no. Trong một số trường hợp, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và trẻ sinh non thường ngủ hơi khác so với trẻ đủ tháng.
Nếu trẻ ngủ li bì, dáng vẻ mệt mỏi, ánh mắt lờ đờ có thể là do gặp phải các vấn đề >sức khỏe. Cần phải chú ý và đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.
Một số việc các bố mẹ có thể làm trước khi đưa trẻ đi gặp bác sĩ như sau:
- Cho trẻ bú đúng giờ, khi trẻ có dấu hiệu bị đói
- Cứ từ 1 - 2 giờ nên đánh thức bé dậy để bú đảm bảo trẻ no, không bị mất nước.
- Luôn giữ ấm cho trẻ, đảm bảo trẻ không quá lạnh hoặc không quá nóng khi ngủ. Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
- Theo dõi nhật ký giấc ngủ của trẻ trong vòng 1 – 2 ngày để nắm được thói quen của trẻ. Từ đó kịp thời phát hiện những bất thường và sắp xếp được việc cho trẻ ăn uống kịp thời trước khi trẻ chìm vào giấc ngủ.
- Nếu trẻ bị sốt và xuất hiện triệu chứng lỗ mũi của trẻ phồng lên và vùng da quanh xương sườn của bé lõm xuống khi thở thì bé có thể bị ngộ độc do hít, sờ, chạm hoặc ăn phải thức ăn có độc.
Câu trả lời là CÓ. Mẹ không nên để cho trẻ ngủ quá lâu mà không cho trẻ ăn. Không được bú đủ theo nhu cầu là việc nguy hiểm nhất khi trẻ ngủ nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và sự phát triển của trẻ.
Cứ cách 2-3 giờ mẹ nên đánh thức trẻ một lần (8-12 lần một ngày) để cho trẻ bú. Tuyệt đối không để trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi nhịn lâu hơn 4-5 giờ mà không cho ăn.
Vì dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ, lượng thức ăn chứa được rất ít nên trẻ phải tỉnh giấc để bổ sung thêm năng lượng. Đặc biệt, đối với những trẻ nhẹ cân, non tháng thì mẹ càng cần chủ động đánh thức trẻ dậy hơn. Cho trẻ bú cách cứ 2-4 tiếng là cách hình thành chế độ >dinh dưỡng điều độ và hợp lý.
Mẹ nên tập cho con có thói quen ăn, ngủ khoa học để bé quen “nếp”. Nếu để trẻ ngủ giờ giấc “vô tội vạ” thì sẽ dễ dẫn tới hành vi của trẻ sau này.
Cho đến khi bước vào tháng tuổi thứ 6, trẻ không thức giấc lâu quá 3 giờ và không ngủ cố định vào giờ nào. Giấc ngủ sẽ theo một lịch trình với việc bắt đầu ngủ vào ban đêm và thức dậy nhiều lần để bú.
Sau khi đánh thức trẻ dậy, vuốt ve má trẻ là cách có thể kích thích bản năng của trẻ. Hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng lắc ngón chân trẻ và nhẹ nhàng vuốt từ dưới bàn chân trẻ.
Mỗi trẻ có một nhu cầu ăn uống khác nhau. Do đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi sinh trong tuần đầu tiên, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ bị giảm mất khoảng từ 5-10%.
Đến tuần thứ 2-3, trẻ mới bắt đầu tăng cân đều đặn. Đến tháng tuổi thứ 4, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi và tăng gấp 3 lần khi trẻ được 13 tháng tuổi đối với bé trai và 15 tháng đối với bé gái.
Tình trạng chậm tăng cân của trẻ là do ảnh hưởng từ việc bú mẹ. Ngủ nhiều khiến cho việc bú sữa mẹ bị gián đoạn.
Sau khi bú một lượng nhỏ, trẻ lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Lặp đi lặp lại điều này trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thế.
Khi ngủ ngày quá nhiều, ban đêm trẻ sơ sinh dễ thức đêm và hay bị sốt. Đây là vấn đề đau đầu đối với các mẹ, đặc biệt là đối với những mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con.
Ngủ không đúng giờ giấc không chỉ dẫn đến mẹ mệt mỏi, hao tâm tốn sức mà quan trọng nhất là khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Do đó, tốt nhất là mẹ nên kịp thời có cách khắc phục.
Mẹ có thể dạy cho bé cách phân biệt ngày và đêm để từ đó có đồng hồ sinh hoạt phù hợp. Sử dụng các yếu tố tác động, chẳng hạn ban ngày bật thêm đèn điện sáng, bật nhạc vui nhộn, chơi đùa với bé nhiều hơn.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn mẹ đã nắm được trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không. Tóm lại, giấc ngủ dài mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ chỉ cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và quản lý tốt giấc ngủ của trẻ.