Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, nhất là vào ban đêm, không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não, mà còn khiến người chăm sóc cạn kiệt sức lực. Lúc này, các bậc phụ huynh cần can thiệp, giúp đỡ để bé được nghỉ ngơi tốt, ngủ và thức đúng giờ.
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ. Do đó, những trẻ sơ sinh không chịu ngủ hoặc ngủ ít thường hay cáu gắt, khó tăng cân, chậm lớn. Thêm vào đó, sức đề kháng cũng kém, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể gây ra hội chứng đột tử. Khi trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hay vặn mình, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến trẻ giật mình và quấy khóc… thì bố mẹ cần điều chỉnh từ sớm. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến năng lực trí tuệ, hành vi, cảm xúc của trẻ sau này.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị rối loạn giấc ngủ, có thể xuất phát từ sinh lý hoặc bệnh lý. Mẹ nên tìm hiểu rõ để giúp bé điều chỉnh giấc ngủ hiệu quả.
Nguyên nhân sinh lý
Phần lớn các nguyên nhân sinh lý khiến >trẻ không chịu ngủ thường do thói quen sinh hoạt hàng ngày như: bé được bế bồng, đưa võng nôi… lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không chịu ngủ nếu không được bế hoặc không có các dụng cụ hỗ trợ như nôi, ti giả… Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh không chịu ngủ còn do lịch trình ngủ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày quá dài, khiến ban đêm khó ngủ.
Ngoài ra, môi trường xung quanh quá ồn ào, nơi ngủ bị thay đổi thường xuyên và quá nhiều ánh sáng sẽ làm giảm sản xuất melatonin - một hormon của cơ thể có vai trò quan trọng trong điều hòa nhịp sinh học ngủ, thức hoặc do bú quá no… cũng khiến trẻ sơ sinh khó đi vào giấc ngủ tự nhiên.
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ còi xương do thiếu Canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc và không chịu ngủ. Bởi Canxi là dưỡng chất giúp điều tiết sự cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não, đồng thời tham gia vào việc phóng thích chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Vì vậy, một khi trẻ thiếu Canxi sẽ gây ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ cứ mãi trằn trọc, không chịu ngủ, bất an và hay quấy khóc đêm.
Tương tự, khi trẻ thiếu một số dưỡng chất khác như magie, kẽm cũng có thể gây mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày, khó ngủ về đêm. Ngoài ra, những bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, mộng khi ngủ… cũng khiến trẻ không chịu ngủ.
Tuy nhiên, thời gian ngủ là khoảng thời gian các tế bào não phát triển nhiều nhất. Theo các chuyên gia, trong 30 ngày sau sinh, các tế bào não đã đạt 80% so với não trẻ lúc 3 tháng tuổi. Não bộ trẻ lúc 3 tuổi đã đạt 80% tế bào não lúc trưởng thành. Sự phát triển của não bộ chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong đời.
Hơn nữa, giấc ngủ cũng giúp trẻ xử lý và sắp xếp các thông tin tiếp nhận một cách chính xác. Do đó, việc đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc theo đúng độ tuổi là vô cùng cần thiết.
Mẹ hãy xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và không muốn ngủ để đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả. Nếu >trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ do bú quá no, khiến các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất, quá tải, thì mẹ cần điều chỉnh lại giờ ăn của con cho hợp lý. Như vậy sẽ tránh được trường hợp trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ.
Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú trước 1h khi đi ngủ, để lượng >dinh dưỡng trong sữa kịp tiêu hóa bớt, giúp nhẹ bụng. Sau đó, mẹ bế bé quanh nhà một vòng rồi đưa trẻ vào phòng ngủ. Không gian ngủ của trẻ cần thoải mái, thông thoáng, mát mẻ, thật yên tĩnh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Với những trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ do không được nằm trong lòng bố mẹ thì có thể để ngủ chung giường, tạo cảm giác an toàn cho bé. Hơn nữa, việc ngủ chung giường cũng giúp mẹ tiện lợi hơn trong việc >chăm sóc con. Bé cũng sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn vì cảm nhận được hơi ấm của mẹ.
Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế tiếp xúc và vỗ về em bé, chỉ nên chiều chuộng ở mức độ vừa phải. Bởi lúc nào cũng bế em bé và ôm ấp bé trong vòng tay sẽ sớm tạo nên thói quen không tốt cho trẻ.
Còn với trẻ không chịu ngủ do gần đến giờ đi ngủ mà bị chú ý, kích thích bởi các trò chơi mạnh và ồn ào. Lúc này, bố mẹ và các thành viên trong gia đình cần tắt hết các thiết bị như tivi, đài, máy tính hay bất kì đồ chơi nào gây sự kích thích cho bé. Đồng thời hãy để bé tự di chuyển, tự nói chuyện một mình, sau khi mệt sẽ tự động buồn ngủ và ngủ ngon hơn.
Trong trường hợp, trẻ sơ sinh không chịu ngủ do đang trong thời kỳ mọc răng thì mẹ hãy chườm khăn lạnh lên chiếc răng để làm dịu cơn đau nhức hoặc đặt núm vú giả vào tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm để trẻ nhai. Đồng thời, mẹ hãy thử massage nhẹ nhàng cho bé yêu, dùng ngón tay cái xoa nhịp nhàng lên xuống theo 2 chiều ngược nhau, thực hiện từ lưng xuống mông rồi từ từ massage lên vai của bé. Sau khi kết thúc việc massage mẹ nên mặc tã, quần áo cho bé. Như vậy con sẽ lập tức ngủ ngon lành mà mẹ không cần quá vất vả.
Điều quan trọng nhất, dù do nguyên nhân nào khiến bé không chịu ngủ thì mẹ cũng cần nhớ hãy tập cho con đi ngủ đúng giờ. Muốn làm được như vậy, đầu tiên mẹ hãy cho con làm quen với sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống bình thường vào ban ngày.
Nhưng đến ban đêm thì hãy yên lặng, tránh gần ồn ào, động thời kết hợp tắt đèn, hoặc thắp điện mờ mờ để trẻ phân biệt được ngày và đêm. Cứ như vậy, khi tắt đèn, bóng tối xuất hiện, không gian tĩnh mịch sẽ giúp bé hiểu đã đến thời gian ban đêm và cần phải đi ngủ. Nhưng thông thường, bé sẽ thức dậy vào ban đêm khi tã ướt. Chính vì vậy, mẹ nên thay tã cho bé trước khi ngủ, đóng bỉm có độ thấm hút cao để luôn được không thoáng, không làm phiền giấc ngủ của bé yêu.
Tùy theo số tháng tuổi mà trẻ sẽ có số giờ ngủ khác nhau. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy rất lo lắng về việc con mình thiếu ngủ hoặc trẻ sơ sinh không chịu ngủ thì hãy tham chiếu với các số liệu dưới đây, để biết con mình ngủ đủ giấc hay chưa?
Nếu con bạn không ngủ đủ giấc, hay quấy khóc dù đã thử rất nhiều cách rồi mà vẫn không hiệu quả thì hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn, tìm ra cách phù hợp nhất để giúp bé ngủ ngon, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.