Cha mẹ cần tinh ý quan sát và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức khi phát hiện ra bất cứ điều gì bất thường ở con từ lúc mới chào đời.
Bệnh lý chậm phát triển tâm thần có thể nói là trạng thái chậm hoặc không phát triển tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong quá trình phát triển của cơ thể, chủ yếu là trong thời gian 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn chỉnh về mặt cấu trúc cần thiết. Tình trạng chậm phát triển tâm thần có nguyên nhân có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện sớm, một số trường hợp có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Trẻ chậm phát triển do nhiều nguyên nhân gồm cả chủ quan và khách quan. Chậm phát triển tâm thần nguyên phát thường do các rối loạn bệnh lý di truyền, mắc các khuyết tật về gen như: bị hội chứng Down, chứng đầu nhỏ, bệnh não thủy thũng (não úng nước), có bất thường của nhiễm sắc thể giới tính; bị rối loạn chuyển hóa, mắc chứng đần độn, bị thiểu năng tuyến giáp trạng, có các thiếu sót chuyển hóa trong thời kỳ sơ sinh...
Chậm phát triển tâm thần thứ phát thường do người mẹ sinh ra trẻ bị mắc một số bệnh lý vì các tổn thương của bệnh giang mai, nhiễm độc, chấn thương khi sinh nở; do trẻ bị vàng da sơ sinh nặng, sinh non, mắc bệnh nặng hay bị chấn thương lúc còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Đồng thời cũng có thể xảy ra ở những trẻ bị bỏ rơi, thiếu sự chăm sóc và nuôi dưỡng khi còn thơ ấu.
Cha mẹ có thể quan sát con ngay từ khi mới ra đời xem bé có những dấu hiệu nhận biết chậm phát triển sau hay không.
Thường xuyên không khép miệng
Nếu mẹ để ý thấy bé thường xuyên há miệng, nước dãi chảy nhiều và ngậm lâu chứ không hề có dấu hiệu nhai khi ăn. Đây có thể là một dấu hiệu chứng tỏ con có thể bị nói ngọng, nặng hơn là chậm phát triển ngôn ngữ hoặc bị khiếm thanh. Đi kèm những dấu hiệu này, mẹ cũng có thể thường xuyên quan sát xem lưỡi con có bị dài ngắn bất thường, khó khăn trong việc giao tiếp hoặc diễn đạt kém hay không.
Đầu
Nếu bố mẹ thấy đầu của trẻ to hoặc nhỏ bất thường thì khả năng cao là con đã phát triển không bình thường. Có thể dựa vào các chỉ số chung (đối với trẻ châu Á) để quan sát và so sánh với con mình. Vòng đầu của >trẻ sơ sinh là 32-34cm, lúc 4 tháng là 40 cm, lúc 1 tuổi là 44-46cm, 2 tuổi là 48cm và đến 5 tuổi vòng đầu là 50cm.
Tai thấp tai cao
Khi bé mới sinh, mẹ nên chú ý xem bên ngoài tai của con xem 2 tai có đều nhau, vành tai và sụn rõ ràng hay không. Khi lớn hơn, đến tầm khoảng tháng thứ 6, trẻ bắt đầu có khả năng lắng nghe và phân biệt các âm thanh khác nhau. Lúc này, mẹ hãy thực hiện các phép thử bằng cách gọi to rõ thành từng tiếng để xem các dấu hiệu đáp trả của con ra sao.
Nếu nghi ngờ hãy tiếp tục cho bé nghe nhạc, tạo ra những tiếng động khẽ cho bé chú ý. Nếu nhận thấy con không phản ứng hoặc không bị giật mình, phản xạ chậm và không phân biệt rõ ràng được các loại âm thanh, mẹ nên đặc biệt lưu tâm vì đây có thể chính là một dấu hiệu trẻ chậm phát triển về thính giác hoặc khiếm thính.
Kiểm tra da của trẻ
Nếu trẻ chậm phát triển thì màu da của bé sẽ có dấu hiệu bất thường như: Có vết lang màu trắng trên diện rộng, có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thể, dấu chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe, da dẻ quá khô, ngứa hoặc bị sưng tấy.
Quan sát các khớp vận động
Nếu trẻ bị chậm phát triển thì sẽ có các dấu hiệu như: cánh tay hoặc chân 2 bên không bằng nhau, khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hoặc không đủ 5 ngón. Đồng thời, các cơ vận động của trẻ quá cứng, không linh hoạt khiến trẻ khó cầm, nắm hoặc di chuyển, xương chậu và khung đùi không bình thường.
Bên cạnh đó, nếu bố mẹ thấy cơ tay chân mềm nhũn và không chắc chắn, không thể vận động và di chuyển thì cũng có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị chậm phát triển.
Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh?
– Bình tĩnh: Cha mẹ nhất định phải bình tĩnh, thường xuyên quan sát trẻ và đưa con đến bệnh viện để thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng hiện tại của bé để có hướng khắc phục và điều trị một cách tốt nhất.
– Chú ý con thường xuyên hơn: Khi trẻ có những dấu hiệu chậm phát triển, con chắc chắn sẽ không bình thường như những đứa trẻ khác vì thế đòi hỏi cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến con nhiều hơn trong mọi hoạt động để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.– Thường xuyên gần gũi, chơi đùa với con: Tình yêu thương của cha mẹ là một liều thuốc quý giá giúp cải thiện tâm lý của trẻ vô cùng hiệu quả. Từ sự quan tâm và kiên nhẫn bằng tất cả yêu thương của cha mẹ, tình trạng của bé cũng sẽ tốt hơn từng ngày.
– Không cáu gắt mà phải hướng dẫn con từng chút một: Vì khả năng tiếp thu mọi thứ của con không bằng những người bình thường, cha mẹ bắt buộc phải nhẫn nại, tuyệt đối không cáu gắt gây tổn thương con. Cha mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn, chơi cùng con từng chút một, lặp đi lặp lại nhiều lần để giúp bé tiếp thu tốt hơn. Và đừng quên khen ngợi, khích lệ khi bé làm tốt một việc nào đó.
– Kể chuyện, cho bé nghe nhạc hằng ngày: Những câu chuyện nhỏ và >âm nhạc sẽ kích thích trí não bé vận động, phát triển tốt hơn. Tất nhiên, việc làm này đòi hỏi cha mẹ phải thật kiên nhẫn bởi trẻ không thể ngày một, ngày hai có thể tiến bộ được.