Trẻ sơ sinh bị viêm họng không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không đươc phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Tất cả các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ cần trang bị những kiến thức dưới đây về bệnh viêm họng để chăm sóc con được tốt nhất.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến >viêm họng ở trẻ sơ sinh. Khi bị cúm trẻ thường có triệu chứng viêm họng kèm theo sổ mũi, ho, chán ăn. Một số trường hợp có thể kèm nôn mửa và tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Các tác nhân gây dị ứng như bụi, các loại bột, gia vị, lông chó mèo, lông của thú bông...có thể khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng.
Nhiễm virut là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đau họng. Những loại virut phổ biến gây viêm họng bé có thể mắc phải là: virut cảm lạnh, adenovirut, virut cúm, virut herpes. Nếu trẻ bị viêm họng do virut cha mẹ sẽ nhận thấy một số triệu chứng đi kèm sau:
Xuất hiện các đốm đỏ xung quanh miệng bé.
Bé chán ăn, bỏ ăn.
Phát ban ở bàn tay, bàn chân, mông và một số bộ phận khác trên cơ thể.
Nhiều cha mẹ thường mắc sai lầm trong việc dùng quạt và điều hòa dẫn đến hiện tượng viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh. Bật điều hòa quá lạnh, để gió thổi thẳng vào mũi trẻ, không khí trong phòng quá khô đều là những nguyên nhân dẫn đến viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh.
Viêm nướu răng cũng có thể dẫn đến viêm họng ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra các vấn đề về răng và nấm miệng cũng dẫn tới tình trạng này.
Do bé bị trào ngược dạ dày thực quản: khi mắc bệnh này, cơ thắt thực quản dưới của bé không đóng đúng cách dẫn đến các axit dạ dày chảy ngược lên cổ họng gây kích thích liên tục khiến bé dễ bị đau họng mãn tính.
Không quá khó khăn để nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng, chỉ cần cha mẹ chú ý quan sát để không bỏ qua bất cứ một biểu hiện nào của bé. Cụ thể khi bị viêm họng trẻ thường có các biểu hiện dưới đây:
Cổ họng bé sưng đỏ: khi bị viêm họng, cổ họng bé thường sưng, tấy đỏ. Lúc này cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Nếu muốn tự kiểm tra họng của bé cha mẹ phải rửa tay với xà bông sát khuẩn trước khi xem khám.
Bé thường quấy khóc, khó chịu khi ăn uống: Do họng bị đau nên việc nuốt thức ăn, thậm chí là sữa hay nước bọt cũng trở nên vô cùng khó khăn đối với trẻ. Nếu bé thường khóc lúc đang được cho bú thì mẹ hãy nghĩ ngay tới nguyên nhân có thể là do bé đang bị viêm họng.
Sốt: không chỉ trẻ sơ sinh mà cả ở người lớn cũng thường gặp tình trạng sốt khi bị viêm họng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ nhớ theo dõi sát sao để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt. Đặc biệt nếu bé bị sốt cao từ 39 độ nên cho bé tới gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Ho: ho là triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm họng rất thường gặp. Bé có thể bị ho khan hoặc ho có đờm tùy theo tình trạng viêm họng.
Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh cha mẹ nhất định phải ghi nhớ. Khi thấy những biểu hiện trẻ sơ sinh bị viêm họng ở con mình cha mẹ cần đưa bé đi bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn cũng như có hướng điều trị kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Nhiều bậc cha mẹ thường hoang mang không biết >chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng thế nào cho đúng cách, nhất là đối với những người mới làm cha mẹ lần đầu. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc bé khi bị viêm họng cha mẹ không nên bỏ qua:
Lúc này mẹ phải tìm cách phù hợp để hạ sốt cho con.
Trường hợp con sốt dưới 38.5 độ: mẹ hãy dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm sau đó vắt khô và lau toàn cơ thể cho bé khi khăn còn ấm. Chú ý lau nhiều các vùng nách, bẹn và cổ của bé. Thay khăn ngay khi hết ấm tránh bé bị nhiễm lạnh. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé bú sữa thật nhiều để tránh mất nước. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ nhớ bổ sung thêm nước, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé.
Trường hợp bé sốt cao trên 38.5 độ: mẹ cần thực hiện cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp chườm ấm và đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
Do bị đau cổ họng khi nuốt nên trẻ sẽ quấy khóc, ăn ít thậm chí là bỏ ăn. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ đói lả, mất nước vô cùng nguy hiểm. Mẹ hãy giảm lượng sữa mỗi bữa và tăng số lần ăn lên để bảo đảm trẻ vẫn đủ nước. Nếu bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm mẹ nên cho bé ăn cháo loãng để dễ nuốt, dễ tiêu. Cho trẻ uống nước rau, nước ép hoa quả để bổ sung vitamin giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh mà không có toa thuốc và sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra những bài thuốc dân gian có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận còn non nớt của con nên mẹ cũng không nên tùy tiện áp dụng.
Một điều rất quan trọng nhưng thường bị cha mẹ bỏ qua đó là môi trường xung quanh trẻ bị viêm họng. Nhiệt độ phòng của bé phải để vừa phải không quá nóng hoặc quá lạnh. Để phòng luôn khô thoáng, độ ẩm trong không khí vừa phải sẽ giúp tình trạng viêm họng của bé nhanh khỏi hơn.
Thông thường bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên nếu sau 1 tuần mà tình trạng không thuyên giảm, hoặc xuất hiện những triệu chứng dưới đây cha mẹ cần cho bé đi bác sĩ chuyên khoa ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm:
Bé bị sốt cao.
Bé thở khó.
Bé bỏ bú sữa.
Bé bị phát ban.
Bé mệt và kiệt sức.
Ngoài những điều trên, chế độ >dinh dưỡng của mẹ khi trẻ bị viêm họng cũng cực kỳ quan trọng đối với những bé ăn sữa mẹ. Vậy trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ nên ăn gì? Do trẻ ho nhiều, đau cổ họng, ăn được ít nên cơ thể bé sẽ bị mệt mỏi và thiếu chất. Trong thời gian này, mẹ nên bổ sung vào thực đơn những món ăn bổ dưỡng để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Mẹ cũng nhớ ăn thật nhiều trái cây, các loại rau củ để cơ thể bé dễ hấp thu và mau hồi phục nhé!
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị viêm họng không hiếm gặp và không quá nguy hiểm. Chỉ cần cha mẹ chú ý quan sát trẻ và trang bị đầy đủ kiến thức để luôn có phương án xử lý kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm. Chúc các bé luôn khỏe mạnh để khám phá những điều mới!