Trẻ sơ sinh bị lang ben hầu hết là do ảnh hưởng của nấm Malassezia gây ra. Khi mắc tình trạng này, trẻ sẽ có cảm thấy ngứa, vùng da bị đổi màu (xuất hiện những vết loang có màu trắng hoặc đen) gây mất thẩm mỹ và dễ tái phát. Vậy bé sơ sinh bị lang ben phải làm sao?
Rất nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị lang ben và hoang mang không biết nên áp dụng cách chữa lang ben cho trẻ như thế nào hợp lý và không làm ảnh hưởng đến làn da vốn mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.
Nguyên nhân gây nên tình trạng lang ben ở trẻ sơ sinh thường chủ yếu rơi vào những lý do chủ yếu như:
Theo các chuyên gia về da liễu thì tình trạng trẻ sơ sinh bị lang ben ở cổ hay các vùng khác trên cơ thể có thể là do một loại vi nấm có tên là Pityrosporum ovale gây ra. Chúng tác động vào lớp biểu bì da làm sắc tố bên dưới da bị thay đổi. Từ đó, hình thành nên các vùng da bỗng dưng trắng (hoặc đen) hơn hẳn các vùng da còn lại.
Thông thường yếu tố dẫn tới trẻ sơ sinh bị lang ben là do chế độ sinh hoạt, vệ sinh da hàng ngày không đúng cách. Nếu trẻ ít được tắm nắng, làn da sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ nhiễm khuẩn hoặc nếu tắm nắng quá lâu, làn da của trẻ cũng sẽ bị kích thích quá mức. Ngoài ra, môi trường có không khí quá khô, quá ẩm cũng sẽ là nguyên nhân hình thành lang ben ở trẻ nhỏ.
Khi ngứa ngáy hay mồ hôi trên cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng như ngực, lưng, cổ, bẹn không được xử lý thấm hút nhanh, làm cho làn da trẻ bị ẩm ướt, dễ phát sinh nấm malassezia gây ra lang ben.
Khi môi trường xung quanh trẻ có độ ẩm cao, thời tiết ẩm ương, mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho loại nấm malassezia phát sinh, gây bệnh trên da. Trẻ sơ sinh lại có sức đề kháng kém, dễ nhiễm loại nấm này.
Trẻ sơ sinh bị lang ben ở mặt, chân, tay cũng có thể là do chính cơ địa của trẻ. Nếu da trẻ thuộc loại da nhờn, cùng với đó là sự thay đổi nội tiết tố, cũng dễ khiến cho bệnh nấm malassezia gây ra ảnh hưởng trên làn da.
Dấu hiệu bị lang ben ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Đó là mảng da khác màu xuất hiện ở những vùng cơ thể dễ đổ mồ hôi như cổ, tay, lưng, ngực. Phụ huynh nên chú ý những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ như:
Mặc dù trẻ sơ sinh bị lang ben không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng nếu bệnh không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ khiến trẻ cảm giác bứt rứt, khó chịu. Khi thấy trẻ nhà mình bị lang ben, phụ huynh cũng đừng vì thế mà quá lo lắng, việc điều trị lang ben đúng cách sẽ giúp làn da trẻ phục hồi lại bình thường.
Để chữa lang ben ở trẻ nhỏ có nhiều cách, bạn có thể áp dụng các mẹo để điều trị lang ben cho trẻ nhà mình theo những hướng dẫn dưới đây.
Cách dùng rau răm để trị lang ben ở trẻ sơ sinh là một trong những mẹo khá thông dụng và mang lại hiệu quả tốt được nhiều phụ huynh áp dụng cho trẻ. Trong Đông y, rau răm có tính ấm, cay, khử khuẩn sát trùng tốt. Phụ huynh có thể dùng rau răm trị lang ben cho trẻ bằng cách lấy lá rau răm giã nát, sau đó cho 1 chút rượu vào và lấy bông chấm nhẹ lên vùng da đang bị lang ben của trẻ. Giữ yên trong khoảng 5 phút thì lấy khăn ấm lau sạch da, một ngày thoa khoảng 2 -3 lần sẽ giúp trị khỏi lang ben ở trẻ khá tốt.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị với rau răm, nếu thấy làn da của trẻ gặp các hiện tượng như kích ứng, nổi mẩn đỏ thì nên dừng lại ngay.
Ké đầu ngựa cũng được biết đến là một vị thuốc đông y trị được rất nhiều bệnh. Đặc biệt là các bệnh ngoài da, sử dụng ké đầu ngựa trong điều trị lang ben cho trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh áp dụng.
Để trị tình trạng trẻ sơ sinh bị lang ben, bạn lấy quả ké đầu ngựa và đem đập dập, cho vào trong nước và đun sôi tới khi còn 1 phần nước thì rót ra, để nguội và cho trẻ uống. Để giúp trẻ nhỏ uống dễ hơn, bạn có thể sử dụng thêm cùng với một chút đường để trẻ uống. Áp dụng liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy các vùng da bị lang ben trên da của trẻ biến mất.
Tương tự hai nguyên liệu trên, việc sử dụng chuối xanh để trị bệnh lang ben, hắc lào cũng là mẹo dân gian chữa lang ben khá hiệu quả. Không chỉ có thể áp dụng dùng cho trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể áp dụng cách này để loại bỏ lang ben một cách tốt nhất.
Để trị lang ben, bạn lấy một quả chuối tiêu xanh, cắt thành từng lát mỏng và chà xát lên vùng da bị lang ben, giữ yên trong khoảng 15- 20 phút thì rửa sạch da lại với nước. Áp dụng liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy vùng da lang ben ở trẻ biến mất.
Việc dùng tân dược để trị lang ben ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh có thể tham khảo một vài phương pháp điều trị hiện đại
Những loại thuốc bôi ngoài, xà phòng, dầu gội, kem dưỡng cho trẻ có chứa thành phần như selenium sulfide, ketoconazole hoặc pyrithione kẽm sẽ giúp kiểm soát được tình trạng phát triển của nấm men trên làn da.
Những loại thuốc có chứa thành phần Fluconazole (Diflucan®) hay Itraconazole (Onmel®, Sporanox®) ở dạng viên nén, dung dịch uống.
Ngoài ra, một số bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống nấm lan rộng sử dụng trong thời gian ngắn hay các loại thuốc tẩy rửa các vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, những nhóm thuốc này sẽ có khả năng gây tác dụng phụ cho trẻ, do vậy bố mẹ cần thận trọng khi dùng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Ngoài những cách điều trị lang ben ở trẻ nhỏ, để phòng ngừa bệnh lang ben, phụ huynh nên chú ý phòng tránh, loại bỏ các điều kiện thuận lợi của vi nấm gây bệnh.
Trên đây là một vài thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị lang ben và cách chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Hy vọng, qua bài biết, phụ huynh có thể giải đáp được thắc mắc liệu trẻ sơ sinh có bị lang ben không? Và có được phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý.