Trong quá trình chăm trẻ, trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn khiến nhiều mẹ lo lắng. Theo lẽ thường, sau khi chào đời từ 7 đến 10 ngày, rốn trẻ sơ sinh sẽ tự rụng và liền sẹo trong một vài ngày kế tiếp. Mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ trong trường hợp này qua bài viết dưới đây nhé!
Việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh khi mới chào đời cần hết sức cẩn thận, nếu không khéo có thể khiến trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn, gây nhiễm trùng và nguy hiểm đến tính mạng. Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra khoảng 7-10 ngày sau sinh. Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào.
Quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn thận và khoa học. Theo đó, mẹ hãy thực hiện theo quá trình sau:
Khi còn trong bụng mẹ, rốn của trẻ đóng vai trò vận chuyển chất >dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Khi chào đời, rốn trẻ vẫn chưa hoàn thiện, cần được chăm sóc để tự rụng mà không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Một số nguyên nhân có thể khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu như:
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn không quá nguy hiểm, chỉ cần phương pháp chăm sóc hợp lý thì rốn sẽ nhanh chóng khô và bình thường trở lại. Những việc mẹ cần làm khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng là:
Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có mùi hôi và ướt. Giai đoạn đầu chưa có mủ, sưng tấy, trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Đây là dấu hiệu rốn trẻ bị nhiễm khuẩn. Trường hợp này, mẹ cần vệ sinh rốn sạch sẽ, không để phân hay nước tiểu thấm vào. Nếu rốn có mủ thì nặn hết mủ, rửa bằng dung dịch oxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại.
Hiện tượng này thường không xuất phát từ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh của mẹ mà do bệnh lý. Cụ thể là bé bị chồi hạch rốn (granuloma), bản chất của các chồi này chính là mô hạt, các sợi bào, các mạch máu nhỏ. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Ngược lại có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
Trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày hoặc hơn để cuống rốn khô và rụng. Trong khoảng thời gian này, rốn giống như một cánh cửa chưa kịp đóng. Nếu mẹ vệ sinh không cẩn thận và chưa đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính khiến cuống rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu và có mùi hôi.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Do rốn liên thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể trẻ.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra trường hợp này là do bố mẹ chưa vệ sinh rốn cho bé đúng cách như băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để rắc lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ…
Thực hiện các bước chăm sóc tương tự như khi rốn có mùi hôi, hiện tượng mưng mủ sẽ sớm “biến mất”.
Đây là một trong những bệnh lý về rốn khá phổ biến khi trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn. Nguyên nhân do mẹ sợ làm đau bé nên không dám đụng vào rốn mà sử dụng băng quấn kín, rốn của bé bị ẩm ướt, khó thoát ẩm, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết: Rốn sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi, đỏ vùng da xung quanh rốn, rốn chảy máu
Có 3 mức độ chính khi trẻ bị nhiễm trùng:
Điều trị: Sau khi đưa trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám, mẹ nên chú ý trong cách chăm sóc rốn cho trẻ. Về cơ bản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên mẹ nên làm theo các bước sau.
Thông thường, sau 7 ngày, nếu được chăm sóc kỹ, cuống rốn trẻ sơ sinh teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Khi các cơ bụng đóng không kín gây ra hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu và hình thành thoát vị rốn.
Dấu hiệu nhận biết: Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi trẻ ngồi dậy.
Điều trị: Khi trẻ 1 tuổi, thoát vị rốn sẽ tự khỏi, bệnh không gây đau cũng như biến chứng nguy hiểm gì. Trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật khi thoát vị rốn còn tồn tại tới 5 tuổi gây ra triệu chứng nghẹt
>>> Xem thêm:
- Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn
Rốn trẻ sơ sinh là vùng khá nhạy cảm. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh cũng chư chăm sóc rốn trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
*Mẹo tắm bé không ảnh hưởng đến rốn
Các mẹ bỉm sữa, đặc biệt là các mẹ lần đầu “lên chức” thường cảm thấy bối rối khi tắm cho bé, vì bé quá bé bỏng và mong manh. Để rốn của bé không bị ẩm ướt trong quá trình tắm, mẹ nên tắm bé đúng cách như sau:
Thông thường trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn sẽ không quá nguy hiểm nếu như mẹ chăm sóc bé cẩn thận. Mẹ đừng quá lo lắng khi nhìn thấy những giọt máu này. Song song đó, mẹ cũng không nên tự ý xử lý khi rốn trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc một cách tốt nhất.