Không chỉ người lớn mới bị sỏi thận mà giờ đây trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này vì những thói quen ăn uống thiếu khoa học của cha mẹ.
Sai lầm khi nghĩ chỉ người lớn mới bị sỏi thận
Thấy con trai 10 tuổi gần đây hay kêu đau bụng, đi tiểu ra máu, chị Hoàng Thị Minh Đức (ở Phú Thọ) tá hỏa đưa con vào viện kiểm tra. Sau khi thăm khám, chụp chiếu, nhận được kết quả của bác sỹ rằng con trai bị sỏi thận, chị Đức rất bất ngờ. Chị chia sẻ rằng, chị chỉ nghĩ người lớn mới bị sỏi thận chứ trẻ còn nhỏ làm sao mà mắc phải.
Cách đây không lâu, Khoa Ngoại Thận tiết niệu – Nam học (Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang) cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 8 tuổi có nhiều sỏi thận. Bệnh nhi này vào viện trong tình trạng bí tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu dắt. Trước đó, gia đình đã cho đi khám và được chẩn đoán viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu nhưng chữa không hiệu quả. Lần này vào khám, siêu âm phát hiện cả hai thận có sỏi với kích thước nhỏ 3mm và có 01 viên sỏi bàng quang kích thước 10mm nằm sát cổ bàng quang.
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Đa phần mọi người vẫn cho rằng, chỉ ở người lớn mới mắc sỏi thận vì bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 35- 60 tuổi. Trên thực tế, nhiều trẻ em cũng mắc bệnh này.
Sỏi đường tiết niệu thường gây nhiều biến chứng như tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có thể gây ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp. Sỏi có thể tái phát hoặc sỏi cả hai bên thận. Nếu không điều trị kịp thời các biến chứng, chức năng thận có thể bị suy giảm cấp tính hoặc mạn tính.
Tùy theo kích thước, vị trí của viên sỏi và mức độ tắc dòng nước tiểu mà triệu chứng bệnh sỏi thận biểu hiện khác nhau. Khi bị sỏi thận, triệu chứng thường gặp phải là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu. Nhiều trường hợp bị buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với những trẻ có tiền sử gia đình mắc, những biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn. Đa số trẻ mắc bệnh thường dễ bị kích thích, nhất là mỗi lần đi tiểu khiến cho trẻ quấy khóc, khó chịu, nhiễm trùng tiểu...
Rõ nhất với trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, đi tiểu ra máu từ màu hồng nhạt đến đỏ sậm, nếu sỏi kẹt ở niệu đạo có thể có vài giọt máu sau khi rặn đi tiểu xong chiếm khoảng 33-99%. Bởi vậy khi thấy nghi ngờ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện có chuyên khoa để được khám, tư vấn cụ trẻ tránh gây biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân. Thông thường là do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như rối loạn enzyme, hội chứng ống thận… (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria)...
Sỏi thận cũng gây nên bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt “xấu” như uống ít nước, ăn thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít vận động, đồ ngọt và nước ngọt chứa nhiều axit oxalic hay bổ sung canxi quá nhiều một cách tùy tiện không theo hướng dẫn của bác sỹ khiến hàm lượng canxi trong máu tăng, lượng canxi trong nước tiểu làm tăng tỷ lệ hình thành sỏi.
Với những trẻ có sẵn bệnh lý rối loạn chuyển hóa nguy cơ càng cao hơn. Ngoài ra, điều kiện thuận lợi hình thành nhanh sỏi hay gặp với những trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu như hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản hoặc trẻ có bệnh lý bàng quang thần kinh…
NGUYÊN NHÂN BỆNH SỎI THẬN Ở TRẺ EM
Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ thường do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria), cường tuyến cận giáp, nằm bất động lâu, sỏi do tăng acide uric, sỏi calci oxalat không rõ nguồn gốc (chiếm gần 25% ca bệnh); do sỏi niệu thứ phát: nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn tạo urease, bệnh lý tắc nghẽn đường niệu, do một số loại thuốc thải quá nhiều qua thận; do vật lạ (chỉ may, các ống dẫn lưu được đặt vào trong đường tiểu để hỗ trợ cuộc mổ tránh biến chứng).
Thủ phạm gây sỏi thận ở trẻ em còn do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ăn, uống nhiều loại thực phẩm chức năng nhiều đạm, trẻ tiêu thụ không hết, uống ít nước, lười vận động, béo phì….
TRIỆU CHỨNG BỆNH SỎI THẬN Ở TRẺ EM
Trẻ bị sỏi thận thường bị đau vùng lưng, vung hông, tiểu ít, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận. Trẻ nhỏ mắc bệnh này thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần đi tiểu.
Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, hạn chế đi lại hoặc nằm yên tại chỗ. Tuổi phát hiện bệnh trung bình từ 4-5 tuổi, ở bé trai nhiều hơn bé gái. Cũng có nhiều trường hợp bị bệnh nhưng lại không có triệu chứng, chỉ phát hiện sỏi thận tình cờ qua siêu âm bụng.
Các bác sĩ phòng khám Thận khuyên ban khi phát hiện con bạn có những biểu hiện như trên thì nên đi khám ở các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để đánh giá kịp thời. Tuyệt đối các bậc phụ huynh không được tự ý cho bé uống thuốc mà phải điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.