Những thực phẩm không nên kết hợp cùng với sữa mẹ cần biết để nuôi con khỏe mạnh, tăng cân đều.

06:30 01/02/2018

Khi nào trẻ nhỏ cần bổ sung sữa công thức

Dù rằng sữa công thức và sữa mẹ chứa giá trị >dinh dưỡng khác nhau, tổ chức WHO khuyến cáo trẻ cần bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ phát triển tối ưu nhất nếu kéo dài thời gian bú sữa mẹ lên 24 tháng. Nhưng vì cuộc sống bộn bề bận rộn, mẹ không thể đáp ứng đầy đủ lời khuyên này và bổ sung thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Bởi đây là thời kỳ trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Ngoài sữa mẹ, một số loại cháo thịt, cháo rau củ quả thì mẹ có thể cho trẻ dùng sữa bột 3 lần/ngày với số lượng 600ml-1000ml/ngày.

Thật không may là trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành. Dị ứng sữa bột công thức là phản ứng của hệ thống miễn dịch của trẻ tấn công protein trong sữa. Một số biểu hiện như tiêu chảy, nôn, da mẩn đỏ, quấy khóc, đánh hơi, khó thở, đờm ở mũi họng là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị dị ứng sữa bột. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, những phản ứng trên chưa hẳn là do cơ địa bẩm sinh của trẻ mà nguyên nhân lại đến từ cách kết hợp các thực phẩm không đúng.

Trẻ uống sữa công thức thì kiêng ăn những gì?

Cam và sữa. Axit trong cam khiến cho protit trong sữa bột bị kết tủa khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất mẹ nên pha loãng nước cam với nước luộc cà rốt và cho trẻ uống sau 45 phút ti sữa xong. Trẻ trên 6 tháng cũng không nên uống nhiều nước cam khi bụng đói, gần bữa ăn, trước khi đi ngủ.


 
Cháo và sữa. Nếu bạn có thói quen cho con uống sữa ngay sau khi ăn cháo thì đây là cách làm không khoa học cần dừng lại. Bởi enzyme lipoxygenases trong tinh bột sẽ phá hủy vitamin A trong sữa khiến trẻ cứ ăn uống mãi mà chẳng thấy cân tăng. Ngoài ra, nấu cháo cùng sữa bột dễ khiến trẻ nhanh ngán, khó tiêu do thừa nhiều năng lượng.


 
Sôcôla và sữa. Axit oxalic trong sôcôla khi kết hợp với canxi trong sữa sẽ tạo thành canxi oxalat không hòa tan có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, chậm tăng cân.


 
Thuốc với sữa. Mẹ nên cho trẻ dùng thuốc trước hoặc sau khi uống sữa từ 1 tới 2 tiếng. Bởi sắt, canxi, magie trong sữa tạo thành một lớp màng bao phủ bên ngoài thuốc, gây ra phản ứng hóa học tạo ra chất không tan trong nước rất có hại tới cơ thể.


 
Đường với sữa nóng. Nhiều phụ huynh chiều con thường pha thêm đường vào sữa. Hành động này lại vô tình có hại cho trẻ nhỏ. Vì fructose trong đường khi kết hợp với lysin từ sữa ở nhiệt độ cao (80-100 độ) sẽ tạo thành chất glycosul lysine cơ thể vừa không hấp thụ lại nguy hại cho >sức khỏe của trẻ. Tốt nhất mẹ nên dùng đường mía vì có độ ngọt thấp, hệ thống tiêu hóa dễ phân giải, cơ thể dễ hấp thụ. Mẹ cũng pha sữa với nước ấm (40-50 độ C) rồi mới cho đường mía khuấy đều. Chú ý định lượng 100ml có thể hòa thêm 5-8g đường.


 
Dứa hoặc chuối, dâu tây với sữa. Những loại hoa quả này sinh nhiệt khi kết hợp với sữa là thực phẩm làm mát tạo phản ứng đối lập làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Trẻ dùng lâu ngày sẽ dễ bị dị ứng, ho đờm, cảm lạnh.


Bên cạnh những thực phẩm không nên kết hợp với sữa trên, mẹ có thể áp dụng những món ăn dặm sau vừa thơm ngon, đủ chất và không gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:

- Khoai lang hoặc bí đỏ hấp cách thủy nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa. Mẹ có thể chế biến dưới dạng súp.


 
- Đậu que hoặc đậu Hà Lan bỏ hạt, hấp cách thủy khoảng 15 phút, xay trộn cùng với sữa bột, thêm nước và điều chỉnh độ đặc loãng.

 
- Bơ. Mẹ nghiền nhuyễn phần thịt, trộn với sữa bột là bé có thể ăn được rồi.

Theo Hà Chu/Affamily/Helino