Đôi chân có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của trẻ. Có những đặc điểm ở chân chứng tỏ trẻ sẽ lớn lên cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm cực kỳ nguy hiểm.

13:40 02/12/2020

Bất cứ cha mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, thông minh, ngoại hình ưa nhìn. Đặc biệt chiều cao là điều rất được cha mẹ lưu ý. Cha mẹ luôn mong con cao ráo, nổi bật, chiều cao đi kèm ngoại hình tốt có thể giúp ích cho bé rất nhiều thứ về sau này.

Cha mẹ có biết, ngay từ khi con còn bé, chỉ cần nhìn chân của trẻ là có thể phán đoán phần nào chiều cao khi bé lớn lên. Đồng thời, nhìn đôi chân, cha mẹ cũng sẽ biết tình trạng >sức khỏe của con.

2 dấu hiệu ở chân trẻ báo hiệu trưởng thành cao lớn, nổi bật

1. Bắp chân của trẻ dài hơn, tức là đầu gối cao hơn những trẻ khác

Thỉnh thoảng, chúng ta gặp những người có đôi chân ''cực phẩm'', tức là rất dài, nổi trội. Hoặc cũng có người tuy không quá cao nhưng lại trông như rất cao nhờ sở hữu đôi chân dài.

Đứa trẻ có bắp chân dài hơn hay đầu gối cao hơn những trẻ khác, khi lớn lên thường to cao, các mẹ biết vì sao không? Cha mẹ cẩn thận sẽ nhận thấy rằng, những đứa trẻ cao sẽ có đầu gối cao hơn và bắp chân dài hơn, vì xương bắp chân của những đứa trẻ này sẽ được kéo dài hết mức nên xương chân của chúng sẽ dài hơn.

Thường thì sẽ có một tỷ lệ nhất định giữa đùi và bắp chân. Khi bắp chân của trẻ dài thì tỷ lệ đùi cũng dài hơn. Do đó, tỷ lệ của toàn bộ chân trẻ sẽ không ngắn, trẻ dễ cao lớn.

2. Lòng bàn chân dài, rộng

Người to cao thường cần bàn chân vững vàng để nâng đỡ cơ thể. Bàn chân là bộ phận cơ thể phát triển nhanh hơn. Nếu bàn chân của trẻ dài và rộng, trẻ dễ cao lớn trong tương lai. Cha mẹ hẳn đã nhận ra rằng, những người cao xung quanh chúng ta thường có size giày dép to hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần biết rằng, những điều trên chỉ đúng ở mức tương đối. Một số trẻ có thể sẽ cao lớn ngay cả khi chúng không có những đặc điểm trên. Bởi lẽ ngày nay trẻ được đầu tư về >dinh dưỡng đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao bài bản, điều kiện đều tốt hơn.

Vì thế, nếu con của bạn không có những đặc điểm trên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ, khuyến khích trẻ những môn thể thao như đu xà đơn, xà kép, bơi lội... sẽ rất tốt cho việc tăng trưởng chiều cao.

4 biểu hiện ở chân trẻ là bệnh cần lưu ý

1. Bàn chân hếch

Cha mẹ hãy để ý, khi con đang đứng, nhìn từ phía sau, phần gót và bàn chân bình thường phải nằm trên cùng một đường thẳng, vuông góc với mặt đất. Còn khi đừng, nhìn từ phía sau, gót chân nghiêng quá nhiều, dáng đứng nhìn như chữ X, đó là bàn chân valgus. Đây được coi là dị tật bàn chân, hội chứng này sễ gây biến dạng mắt cá chân.

 

Nguyên nhân của bàn chân valgus không chỉ do di truyền, cấu trúc xương bất thường mà còn do suy giảm chức năng nâng đỡ của khớp bàn chân, yếu cơ bên trong giúp nâng đỡ vòm bàn chân, cử động quá mức của khớp dưới xương và sử dụng bàn chân không đúng cách. Hội chững này thường có liên quan tới bàn chân bẹt.

2. Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt.

Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng. Ở đa số trẻ, bàn chân sẽ có vòm và lõm lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.

Thông thường, những người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị tật bàn chân bẹt, các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

Bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Dị tật này gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Khám bàn chân bẹt để phát hiện sớm bệnh giúp cho việc phục hồi chức năng của bàn chân trở nên đơn giản hơn.

3. Chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong lại, có nghĩa là đầu gối cách xa nhau ngay cả khi mắt cá chân sát gần nhau. Chân vòng kiềng còn được gọi là khớp gối quay vào trong bẩm sinh (congenital genu varum).

Chân vòng kiềng xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh do chân bị co lại khi không gian trong bụng mẹ quá chật chội. Thông thường, trẻ sơ sinh bị vòng kiềng không cần điều trị. Chân của trẻ bắt đầu duỗi thẳng khi chúng mới biết đi, thường là từ 12 - 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trên 2 tuổi tình trạng chân vòng kiềng vẫn nặng, trẻ cần được thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân của chân vòng kiềng ở trẻ chủ yếu là do thiếu canxi và vitamin D, dẫn tới xương bị yếu. Hoặc do trẻ bị bàn chân bẹt.

Trẻ bị chân vòng kiềng nặng có thể khiến trẻ bị cong vẹo cột sống do dáng đi không chuẩn. Ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và sự tự tin của trẻ.

4. Bàn chân vòm cao

Trẻ có bàn chân vòm cao thường ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

Mặc dù tình trạng này sẽ không phải can thiệp nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu bàn chân vòm cao tới mức dị dạng, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống thì sẽ được can thiệp bằng y tế.

Theo Thạch Thảo/ Gia Đình Mới