Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn gì để mau lành là câu hỏi của nhiều bà mẹ nếu chẳng may con yêu mắc phải căn bệnh này. Bởi vì khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài dùng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn hợp lý là một trong những điều quan trọng giúp người bệnh nhanh khỏe.
Nội dung bài viết
Trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì?
Một số món ăn có ích cho người bị bệnh thủy đậu
1. Nước tam đậu, cam thảo
2. Cháo đậu đỏ, ý dĩ
3. Nước kim ngân hoa
4. Canh thanh nhiệt
Trẻ bị thuỷ đậu kiêng ăn gì?
1. Các loại thực phẩm làm từ bơ sữa
2. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
3. Thức ăn vặt
4. Các loại sô-cô-la và các loại hạt
5. Thức ăn cay nóng và mặn
6. Các loại trái cây giàu vitamin C
Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ
Trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì?
Thủy đậu chính là một trong những loại bệnh gây khó chịu nhất và ảnh hưởng đến nhiều người, nhất là với trẻ em. Dù hiện nay hầu như tất cả trẻ em có thể phòng tránh bệnh thủy đậu bằng cách tiêm ngừa vắc xin, nhưng vẫn có một số trường hợp không may mắc bệnh.
Khi phát hiện con mình đã mắc thủy đậu, thì các bậc cha mẹ cần bình tĩnh và đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Đồng thời cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý đến vấn đề trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì hay nên ăn gì nhiều hơn để bé nhanh hồi phục.
Trên thực tế thì một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh sẽ không thể giúp ngăn ngừa cơ thể tránh lây nhiễm virus thủy đậu. Nhưng điều quan trọng ở đây mà các mẹ cần ghi nhớ là một số thực phẩm lại có khả năng đặc biệt trong việc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Qua đó giúp giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh hay làm giảm tình trạng bệnh qua các triệu chứng nếu mắc phải thủy đậu. Ngoài ra, ăn uống tốt cũng hỗ trợ cơ thể chống lại các biểu hiện nghiêm trọng khi bị bệnh.
Thật vậy, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh thủy đậu và khiến người bệnh mau lấy lại sức đề kháng, nhất là với trẻ em.
Ngược lại, một số thực phẩm sẽ kích thích vết loét xuất hiện từ khi bắt đầu bị thủy đậu. Qua đó làm chậm quá trình lành vết thương, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Vậy trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì và nên ăn gì để vừa mau khỏi bệnh vừa tránh được các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra?
Một số món ăn có ích cho người bị bệnh thủy đậu
1. Nước tam đậu, cam thảo
Các loại nước mát nói chung và nước từ ba loại đậu hay cam thảo nói riêng được xem là "thần dược" cho người bị thủy đậu, trong đó có trẻ em.
Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cùng cam thảo bắc 2g. Sau đ1o đem tất cả các nguyên liệu nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Cuối cùng bạn chia 2 - 3 lần và cho trẻ uống hết trong ngày.
2. Cháo đậu đỏ, ý dĩ
Có thể nói cháo đậu đỏ, ý dĩ là loại thực phẩm vô cùng tốt cho >trẻ bị thủy đậu. Món cháo bổ dưỡng này được nấu từ các nguyên liệu sau:
Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.
Mang tất cả đi rửa sạch và nấu với lương nước thích hợp thành cháo (tùy theo sở thích ăn đặc hay loãng của bé). Chia ăn 3 phần ăn cho bé dùng 3 lần trong ngày. Để bé dễ ăn hơn, bạn có thể cho thêm ít đường cát trắng hoặc đường phèn.
Món cháo này rất công hiệu trong việc giải độc trừ thấp. Cháo ý dĩ đậu đỏ đặc biệt thích hợp cho những bé mắc thủy đậu đã sắp hết nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu có màu vàng đỏ, người còn bị mệt mỏi, chán ăn.
3. Nước kim ngân hoa
Ngoài canh thanh nhiệt và nước tam đậu thì nước kim ngân hoa cũng là món ăn mẹ nên làm cho trẻ đang thủy đậu.
Chỉ cần khoảng 10g kim ngân hoa với 20ml nước mía rồi đem nấu với 500ml nước, đợi nước sôi là đã có một thức uống lành tính giúp bé yêu mau khỏi bệnh. Mỗi ngày bé nên được uống một lần và tốt nhất là uống liên tục 7 - 10 ngày, để giúp tăng cường khả năng thanh nhiệt, hạ sốt.
4. Canh thanh nhiệt
Các món canh ngon từ đậu xanh kết hợp với củ năng và cà rốt cũng rất tốt cho trẻ bị thủy đậu.
Nguyên liệu chính để nấu món này gồm: 20 - 30g đậu xanh, củ năng. Chọn mua thêm rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ khoảng 20g. Sau đó đem nấu với 1 lít nước, sắc đến khi còn 650ml và chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Trong trường hợp trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt.
Món canh này có tác dụng thanh nhiệt, tư nhuận, hạ hỏa và cực kỳ có ích cho trẻ bị thủy đậu, sốt cao hay bị chứng người nóng bứt rứt, hay quấy khóc.
Trẻ bị thuỷ đậu kiêng ăn gì?
Bên cạnh những món nên ăn thì bé bị thủy đậu nên kiêng ăn gì cũng như bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo cũng là vấn đề cần tìm hiểu kĩ khi chữa bệnh cho bé. Những loại thực phẩm dưới đây chính là "khắc tinh" của bệnh thủy đậu ở trẻ em nên bố mẹ cần tránh cho dùng.
1. Các loại thực phẩm làm từ bơ sữa
Nếu đang thắc mắc trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì thì các loại thực phẩm làm từ bơ sữa đứng đầu trong danh sách thực phẩm mà các mẹ nên tránh cho trẻ ăn. Các chuyên gia y tế cho rằng tất cả các loại thực phẩm làm từ bơ sữa đều không tốt đối với người đang mắc bệnh thủy đậu, nhất là trẻ em.
Do vậy, bạn cần tránh cho con sử dụng các thực phẩm như sữa, phô mai, kem và bơ khi bị thủy đậu. Đây cũng là những loại thực phẩm khiến cho da trẻ tiết dầu nhiều hơn, khiến các nốt mụn nước nặng hơn.
2. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Cũng như thực phẩm làm từ bơ, thịt và các món ăn giàu chất béo bão hòa hay có hàm lượng chất béo cao là những loại thức ăn mà trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng. Chúng chính là "thủ phạm" thúc đẩy chứng viêm, làm tình trạng phát ban trở nên xấu hơn cũng như làm chậm quá trình hồi phục.
3. Thức ăn vặt
Cho trẻ bị thủy đậu ăn nhiều thức ăn vặt sẽ chính là một sự lựa chọn sai lầm bởi chúng chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa lượng đường và muối cao vượt mức bình thường trong thức ăn vặt còn khiến người bệnh cảm thấy suy nhược và ốm yếu hơn.
Khi con bạn thèm ăn giữa bữa chính, bạn có thể chọn các loại sản phẩm đông lạnh như kem và sữa lắc, sữa chua để lạnh cho bé vì chúng rất dễ tiêu hóa và lành tính hơn với trẻ đang bị thủy đậu.
4. Các loại sô-cô-la và các loại hạt
Sự phản ứng sinh học trong cơ thể bé bị thủy đậu khi ăn sô cô la và hạt có thể thúc đẩy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn bình thường. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn các thức ăn bao gồm các loại sô-cô-la, nho khô, đậu phộng, các loại hạt và bơ đậu phộng nói chung.
5. Thức ăn cay nóng và mặn
Các thức ăn cay và mặn không tốt với người khỏe mạnh nói chung và người mắc thủy đậu nói riêng. Nhất là với trẻ bị thủy đậu vì chúng có thể gây kích ứng đối với các vết loét trong khoang miệng và cổ họng con trẻ.
Các loại thực phẩm cay nóng và mặn này bao gồm cả các các món canh, món hầm gà có nêm nhiều muối. Thậm chí nước ép rau cải hoặc bất kỳ loại súp nào có bỏ ớt hoặc gia vị cay cũng có thể làm bệnh thủy đậu ở trẻ nặng hơn.
6. Các loại trái cây giàu vitamin C
Thông thường, khi bé bị thủy đậu, các mụn nước sẽ xuất hiện trong khoang miệng và cổ họng. Cho trẻ bị thủy đậu ăn nhiều hoa quả hay nước trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ khiến tình trạng này tăng thêm.
Vì vậy cần tránh cho trẻ dùng những món này. Đây chính là một trong những lưu ý mà nhiều mẹ bỏ qua khi tìm hiểu trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì.
Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho bé mỗi ngày bằng việc bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Cách đơn giản nhất là cho trẻ ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C. Nhất là vào mùa dịch bệnh, phụ huynh cần chú ý tắm rửa cũng như vệ sinh thật kỹ toàn bộ cơ thể của bé. Tốt nhất là tắm cho trẻ bằng xà bông diệt khuẩn.
Không ít người đã chọn biện pháp cách ly bé khỏi nguồn bệnh. Tuy nhiên hành động này không tối ưu vì thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh lâu.
Người bệnh đã mắc bệnh một thời gian nhưng còn chưa nổi mụn nước nên khó phát hiện. Và vẫn có thể dễ dàng lây cho người lành. Thậm chí, tệ hơn là khả năng lây này còn kéo dài nhiều ngày sau khi mụn nước đã lành hẳn khiến các mẹ rất hoang mang.
Cách phòng ngừa bệnh thuỷ đậu hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh sớm, nhất là khi chuẩn bị bước vào mùa dịch. Các chuyên gia y tế cho biết, vắc xin có hiệu quả rất cao và tác dụng lâu dài, giúp cơ thể bé tạo kháng thể chống lại vi rút thủy đậu.
Một điều thường gặp ở phụ huynh là đưa bé đi tiêm vắc xin khi xung quanh có nhiều trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý tiêm sớm vì nếu tiêm càng muộn hiệu quả càng ít, bởi có thể trẻ đã tiếp xúc với siêu vi trùng gây bệnh rồi.
Thời điểm tiêm vắcxin tốt nhất là khi bé bắt đầu đi nhà trẻ hay đến chỗ đông người, hoặc tốt nhất là từ 12 đến 18 tháng tuổi.