Khi con bị tay chân miệng cha mẹ hãy cho bé ăn ngay món này, đảm bảo khỏi nhanh lại khỏe mạnh và tăng cân ầm ầm.
Dịch chân tay miệng bùng phát
Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc >bệnh tay chân miệng giảm 18,9% so với năm 2017. Tuy nhiên, ở một số khu vực như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai,… lại bùng phát mạnh và có dấu hiệu tăng nhanh.
Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp của mùa dịch, đặc biệt là số lượng bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng khiến các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên, không biết làm sao cho con mau khỏi bệnh.
Thực tế cho thấy, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, ngoài việc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong cách vệ sinh, uống tiêm thuốc điều trị cho con thì các bậc phụ huynh lại quên mất chuyện >dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố tất yếu góp phần giúp trẻ có sức đề kháng vượt qua bệnh tật.
Trẻ nên ăn gì khi bị bệnh tay chân miệng?
Theo các bác sĩ, trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, phụ huynh cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Một trong số những thực phẩm cần bổ sung cho trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng là sữa. Nên cho trẻ uống sữa nhiều lần trong ngày, bởi các vết loét ở lưỡi và lợi sẽ khiến trẻ không nhai, nuốt được nên sữa là thực phẩm dễ uống nhất, lại còn giúp làm dịu các vết loét, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, sữa chứa nhiều protein giúp trẻ mau hồi phục, đồng thời cung cấp nước để bù lại lượng nước đã mất đi khi trẻ bị sốt.
Ngoài ra, cháo bột cũng là một thực phẩm không thể bỏ qua. Cháo giúp trẻ dễ ăn, lại cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp giúp trẻ mau lấy lại sức. Khi nấu cháo, phụ huynh có thể cho thêm thịt nạc, thịt bò và thêm cả rau củ để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ cho trẻ.
Các chuyên gia cũng khuyến khích các ông bố bà mẹ đang chăm con bị tay chân miệng nên thường xuyên cho trẻ ăn sữa chua cũng như uống các loại nước ép trái cây như đu đủ, bơ, dưa hấu để bổ sung rất nhiều vitamin giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
Tuy nhiên vẫn có một điều đáng lưu ý rằng, do trẻ bị nổi nhiều mụn nước và vết loét trên người, đặc biệt là ở miệng nên trẻ rất đau đớn dẫn tới biếng ăn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chế biến thức ăn, thức uống thật nhuyễn, mềm, và làm lỏng thức ăn để trẻ dễ ăn hơn.Những thức ăn sau khi nấu chín cần để nguội trước khi cho trẻ ăn để không làm trẻ bị rát buốt khi ăn vào miệng.
Cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng để bé nhanh khỏi
Cách ly bé:
Khi phát hiện bé có dấu hiệu tay chân miệng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu bé được chuẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng tránh lây lan tạo nên ổ dịch.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Khi trẻ bị tay chân miệng điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé.
- Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn. Mẹ nên nhẹ nhàng tắm cho bé để không làm tổn thương da, phòng tắm cần kín gió.
- Bé cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để giảm bớt sự lây lan.
- Vật dụng ăn uống hàng ngày của bé nên được tiệt trùng và không sử dụng chung.
- Quần áo, đồ chơi của bé cần được sát khuẩn bằng nước sôi hoặc các dung dịch sát khuẩn.
- Mẹ hoặc người chăm sóc cho bé cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bé.