Trẻ bị táo bón tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả xấu.
MỤC LỤC
1. Khi nào được xem là >trẻ bị táo bón?
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Do bệnh lý
Do chăm sóc
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
4. Cách chữa táo bón cho trẻ
Thay đổi nhãn hiệu sữa
Bổ sung chất xơ
Uống nhiều nước
Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Massage bụng
5. Chế độ ăn cho trẻ bị táo bón
6. Cách chăm sóc và phòng tránh trẻ bị táo bón
Táo bón không phải là bệnh mà là tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là triệu chứng của nhiều bệnh lí khác nhau. Táo bón khiến bé đi ngoài khó khăn, có thể gây cảm giác sợ đi ngoài. Vì vậy mẹ cần phải tìm cách điều trị kịp thời khi trẻ bị táo bón.
1. Khi nào được xem là trẻ bị táo bón?
Táo bón là tình trạng bé đi ngoài ít hơn bình thường kèm theo cảm giác đau, khó khăn khi đi vệ sinh do phân rắn hoặc quá to. Bé được xem là táo bón khi tần suất đi ngoài như sau:
- Bé sơ sinh đi ngoài dưới 2 lần/ngày.
- Bé bú mẹ hoặc bú bình đi ngoài dưới 3 lần/tuần.
- Trẻ lớn đi ngoài dưới 2 lần/tuần.
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:
Do bệnh lý
Táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Bệnh đại trực tràng: phình to đại tràng, hẹp đại tràng, hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng, giả tắc ruột mạn tính…
Bệnh của hệ thần kinh: Bại não, tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng não tủy, bệnh não bẩm sinh.
Bệnh toàn thân: Suy giáp trạng, giảm K, tăng Ca trong máu.
Do chăm sóc
Chế độ ăn uống và chăm sóc không hợp lí cũng có thể khiến bé bị táo bón.
Bé không được bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất phù hợp nhất với hệ tiêu hóa còn non kém của bé. Vì vậy khi uống sữa công thức, trẻ bị táo bón khả năng cao hơn so với bé bú mẹ.
Bé không ăn đủ chất xơ: Chất xơ giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn và giúp giữ nước trong ruột già. Nếu bé ăn quá ít chất xơ cũng dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài.
Bé không uống đủ nước: Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón.
Bé nhịn đi ngoài: Một số bé do mải chơi hoặc sợ nhà vệ sinh trên trường bẩn nên không chịu đi ngoài. Điều này kéo dài lâu cũng dẫn tới tình trạng táo bón.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Khi trẻ bị táo bón, phân thường cứng, tròn nhỏ giống như viên bi. Bé đi ngoài ít hơn so với bình thường. Đồng thời bé có biểu hiện khó khăn, đau, phải rặn khi đi ngoài. Táo bón có thể kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, vài tháng.
Táo bón nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều ảnh hướng xấu đến >sức khỏe của bé như biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, suy >dinh dưỡng, khó tiêu, nôn trớ. Đồng thời những chất độc trong phân không được thải ra ngoài có thể bị hấp thu trở lại máu gây nguy hiểm đến sức khỏe.
4. Cách chữa táo bón cho trẻ
Để chữa trị táo bón cho bé, mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Với các trường hợp táo bón do bệnh lí, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Với các trường hợp táo bón do chăm sóc, mẹ có thể tham khảo các cách chữa trị sau đây:
Thay đổi nhãn hiệu sữa
Nếu bé uống sữa công thức, mẹ cần phải pha sữa theo đúng hướng dẫn sử dụng. Đồng thời mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để thay đổi nhãn hiệu sữa phù hợp.
Bổ sung chất xơ
Đối với bé bị táo bón do thiếu chất xơ thì mẹ cần bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Cho bé ăn nhiều rau, củ quả như mồng tơi, khoai lang, chuối, cam, đu đủ. Hạn chế cho bé ăn hồng xiêm, ổn, bánh kẹo ngọt.
Uống nhiều nước
Đối với bé bị táo bón do uống ít nước thì mẹ cần khuyến khích bé uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế cho bé uống nước ngọt, nước có ga và các chất kích thích.
Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Mẹ nên rèn luyện cho bé đi ngoài mỗi ngày đúng giờ. Điều này sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng táo bón.
Massage bụng
Mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường. Sau đó mẹ đặt ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, nhẹ nhàng ấn xuống và xoay vòng tại chỗ. Mẹ nên thực hiện động tác này 30 đến 45 giây. Sau đó mẹ massage vòng quanh rốn và đi gần đến hông phải. Mẹ nhớ thực hiện các động tác theo chiều kim đồng hồ.
5. Chế độ ăn cho trẻ bị táo bón
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tình trạng táo bón. Khi bé bị táo bón mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm sau đây:
- Sữa chua: Trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Rau, củ, trái cây: Mẹ nên cho bé ăn nhiều loại rau, củ, quả có hàm lượng chất xơ cao như các loại đậu, bông cải xanh, cà rốt, táo, mơ, mận, bơ, lê…
- Nước lọc và nước trái cây: Uống đủ nước là cách tốt nhất giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
6. Cách chăm sóc và phòng tránh trẻ bị táo bón
Mẹ có thể phòng tránh táo bón cho bé bằng các các sau đây:
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất xơ và uống đủ nước sẽ giúp bé không bị táo bón.
- Đi vệ sinh hàng ngày: Mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục cũng giúp cho vận động ruột trơn tru và hiệu quả hơn.