Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Làn da mỏng manh của bé yêu bị mẩn đỏ rồi ngứa ngáy khiến các mẹ lo lắng phải không nào? Đừng lo lắng, 5 loại lá mát dưới đây sẽ giúp mẹ xua ngay tình trạng rôm sảy này nhé! Hãy cùng khám phá ngay thôi nào!
Thời tiết mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi để rôm sảy phát triển, nhất là những trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do khi nhiệt độ cao, oi bức, mồ hôi bé tiết ra nhiều nhưng không thoát ra hết được dẫn đến tình trạng ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da, từ đó hình thành các mụn nước nhỏ trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Vậy khi trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Rôm sảy tuy không nguy hiểm, đa số có thể điều trị tại nhà và bé sẽ hết khi thời tiết mát mẻ trở lại. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến một vài biến chứng như viêm loét da, nấm, nhiễm trùng,…
Bên cạnh đó, có mẹ không biết cách điều trị cho con nên còn khiến bé bị nhiễm trùng, gây mưng mủ, lở loét da, gây viêm da mãn tính và viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi bé bị rôm sảy, cha mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ da cho bé một cách thật nhẹ nhàng, tránh bé bị rôm sảy mủ, nguy hiểm cho bé.
Khi trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Rôm sảy không phải là tình trạng gì quá nguy hiểm nên nếu cha mẹ biết cách xử lý đúng đắn thì tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm, giúp bé dễ chịu, thoải mái. Biện pháp tốt nhất là làm cho da bé luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu bé lớn hơn 2 tuổi thì nên cho bé uống thêm nhiều nước hơn mỗi ngày.
Một số >cách trị rôm sảy cho bé tại nhà mà cha mẹ hoặc người chăm sóc cần thực hiện đó là:
- Không được rắc bất cứ phấn rôm hoặc bôi gì lên da bé vùng bị rôm sảy: Nhiều mẹ mách nhau rằng bôi phấn rôm sẽ hết rôm sảy, có mẹ áp dụng ngay nhưng cũng có mẹ còn lo lắng và đi tìm hiểu xem trẻ sơ sinh bị rôm sảy có nên bôi phấn rôm không? Tuy nhiên, câu trả lời là không.
Vì những loại phấn đó sẽ làm bít tắc thêm lỗ chân lông, khiến cho tình trạng rôm sảy nặng thêm. Ngoài ra, khi thấy ngứa bé thường đưa tay để gãi nên tại vùng rôm sảy thường bị trầy xước da. Nếu bạn bôi phấn rôm vào có thể gây nhiễm trùng hoặc kích ứng da. Không chỉ vậy, không tính đến mức độ độc hại, tác dụng phụ của một số loại phấn rôm hoặc một số bé cơ địa dị ứng cũng có thể dẫn tới viêm da cơ địa, mẹ cần đặc biệt lưu ý điều này nhé.
- Chọn loại sữa tắm dịu nhẹ cho bé: Cha mẹ chọn một loại sữa tắm lành tính, không gây kích ứng da, không chứa các hóa chất gây hại cho da để tắm cho bé.
- Cho bé mặc thoáng mát và thường xuyên lau mồ hôi cho bé bằng khăn mềm: Mùa hè nắng nóng nên cho bé mặc những bộ quần áo bằng cotton mềm thấm hút mồ hôi, mặc quá nóng hoặc quần áo cứng có thể gây kích ứng vùng da non mềm của trẻ nhỏ. Đồng thời, mẹ nên hạn chế đóng bỉm cho bé, nếu dùng thì cần lựa chọn kỹ các loại bỉm mềm mại, không kích ứng da nhé.
- Hạn chế để bé nằm im một tư thế lâu: vì vùng da bị đè rất dễ bị tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, rôm sảy gây ngứa, nên nhiều bé thường gãi mạnh, dẫn tới xước da và gây bội nhiễm, vì vậy, mẹ hãy cắt ngắn móng tay bé tránh bé gãi, cào gây xước da nhé.
- Bé ngứa có thể tham khảo kháng sinh histamin. Tuy nhiên cần phải có sự kê đơn của bác sĩ.
- Ra ngoài cha mẹ nhớ cho bé mặc áo dài để che nắng và hạn chế chơi ở những nơi nóng bức, ngột ngạt.
- Giữ cho nơi ở của bé được thoáng mát, sạch sẽ và không bí bách.
Bên cạnh những lưu ý này, mẹ có thể tham khảo việc tắm cho bé bằng 5 loại lá tắm trị rôm sảy dưới đây nhé!
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì? Cha mẹ có thể tham khảo dùng một số loại lá cây lành tính để đun nước và tắm cho bé. Các biện pháp trong dân gian này tuy đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Trong đó, có 5 loại lá tắm trị rôm sảy cho bé khá phổ biến và được các mẹ tin dùng là:
Trong Đông y, sài đất là một cây dược liệu có vị ngọt, tính mát, giúp giải độc, mát da, giảm mụn nhọt, chống rôm sảy. Không chỉ vậy, các thành phần dược tính trong lá sài đất như saponin, tanin, flavonoid,… và các tinh dầu còn giúp giảm nhiễm trùng, viêm da rất hiệu quả.
Chính vì vậy, từ lâu trong dân gian, ông bà ta đã có kinh nghiệm dùng lá sài đất để tắm cho bé, giúp da bé mát mẻ, mịn màng, không lo rôm sảy, mụn nhọt.
Cách thực hiện cũng siêu đơn giản như sau: Khi các bé bị rôm sảy, mẹ hãy lấy vài lá cây sài đất đem rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé. Mỗi tuần tắm 2-3 lần bằng lá sài đất sẽ giúp da bé sạch, giảm hẳn ngứa ngáy, mụn nhọt.
Khi mẹ chưa biết khi trẻ bị rôm sảy phải làm sao thì hãy dùng lá trầu không tươi nấu nước tắm cho bé nhé. Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng, kháng viêm… giúp trị một số bệnh ngoài da như viêm da, rôm sảy, mẩn ngứa, giảm viêm sưng, tấy đỏ hiệu quả.
Cách làm như sau: Mẹ dùng 3-4 lá trầu không tươi rửa sạch rồi vò nát, sau đó cho vào nồi nước sôi đun khoảng 5-10 phút, hoặc đem hãm với nước đun sôi khoảng 20-30 phút như hãm chè. Sau đó, mẹ chỉ cần lấy nước lá trầu không để nguội, pha loãng một chút với nước sạch rồi tắm cho bé cho đến khi hết rôm sảy là được nhé. Rất đơn giản phải không nào?!
Lá chè xanh cũng là một loại lá tắm rất tốt cho các bé đang bị rôm sảy. Bởi trong lá chè xanh có chứa nhiều chất phenol - là một chất có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn, vi trùng gây hại trên da. Thêm vào đó, các hoạt chất trong lá chè xanh cúng giúp tái tạo tế bào da, làm giảm tác hại của các tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường lên da.
Mẹ chỉ cần lấy khoảng 100gr lá chè tươi, sau đó đem rửa sạch rồi cho vào nấu một nồi nước khoảng 2-3 lít và nhớ cho thêm một nhúm muối nhỏ nhé. Tiến hành đun sôi nước 10 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã rồi lấy nước này đem pha loãng ra cùng với nước sạch để tắm cho bé. Sau đó, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vùng da bé bị rôm sảy, tuyệt đối không nên chà xát mạnh.
Kinh giới vừa là rau thơm, vừa là dược liệu có thể chữa bệnh, đặc biệt là chứng rôm sảy, mụn nhọt thường gặp ở trẻ nhỏ.
Cách dùng lá kinh giới tắm cho bé trị rôm sảy như sau: Mẹ lấy một nắm to lá kinh giới tươi, lấy cà phần thân và lá, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút. Sau đó đem lá kinh giới nấu với một lượng nước vừa đủ rồi pha loãng với nước sạch và tắm cho bé. Mẹ có thể dùng lá kinh giới tắm mỗi ngày 1 lần cho đến khi bé hết rôm sảy thì thôi nhé.
Lá khế cũng là loại cây lá tự nhiên được các bà, các mẹ coi như cứu cánh khi trong nhà có bé bị rôm sảy. Nhờ thành phần có tính thanh nhiệt, kháng khuẩn, chống dị ứng, nên lá khế giúp trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt trên da rất tốt.
Cách làm như sau: Mẹ lấy một nắm lá khế đem rửa sạch, giã nát với một chút muối rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó đem phần nước cốt này pha với nước ấm rồi đem tắm cho bé. Thực hiện liên tục khoảng 5-7 ngày sẽ thấy tình trạng rôm sảy sẽ thay đổi đáng kể đấy nhé!
- Nếu bạn mua những loại lá này ở chợ thì cần ngâm nước muối và rửa thật sạch trước khi dùng nấu nước tắm cho bé để đảm bảo không tồn dư hóa chất, chất bẩn. Nếu hái ở nhà cũng cần phải rửa thật sạch trước khi nấu nước.
- Không tắm nước lá cho bé khi trên da bé có các dấu hiệu như: trầy xước, viêm, sưng đỏ, mưng mủ,… Lúc này, bạn cần cho bé đi khám bác sĩ để xem nguyên nhân là gì và bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc bôi hoặc thuốc uống thích hợp.
Đến đây thì hắn các mẹ đã có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi trẻ bị rôm sảy phải làm sao rồi phải không nào? Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp mẹ biết các lưu ý cũng như cách chăm sóc thích hợp nhất khi bé nhà bị rôm sẩy nhé! Chúc các bé cũng chúng ta mau hết bệnh và luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!