Trẻ bị hóc xương cá là tình trạng xương vướng vào họng gây cảm giác khó chịu, đau rát. Tình trạng này rất nguy hiểm, xương cá sắc nhọn có thể khiến trẻ bị thủng mạch máu và thực quản.
Trong các loại thực phẩm, cá rất tốt cho >sức khỏe nhưng cũng khiến các bậc phụ huynh lo ngại trước nguy cơ bị mắc xương. Vì vậy, khi cho con ăn các loại thực phẩm này, mẹ cần phải lọc bỏ xương thật kỹ, đồng >thời trang bị kiến thức xử lý tình huống không may trẻ bị >hóc >xương cá, để tránh được những ảnh hưởng xấu xảy ra.
Khi trẻ bị hóc xương cá, thường có cá biểu hiện sau đây:
Hóc xương cá ở trẻ em rất nguy hiểm, do đó khi thấy con có những dấu hiệu trên mẹ cần bình tĩnh để xử lý kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ bị hóc xương, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh để xử lý theo các bước sau đây:
Bước 1: Ngừng không có bé ăn nữa, nhẹ nhàng an ủi, trấn tĩnh bé. Sau đó, bảo bé há miệng và dùng đèn pin để kiểm tra.
Bước 2: Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng, bạn hãy dùng kẹp y tế gắp ra. Trong quá trình xử lý, mẹ hãy nhẹ nhàng thực hiện, vỗ về để bị không động đậy làm tổn thương vùng họng.
Bước 3: Sau khi lấy được xương ra, bạn hãy cho trẻ uống nước. Nếu trẻ không có dấu hiệu đau đớn có nghĩa là đã lấy hết lượng xương bị hóc. Với những bé lớn đã biết nói thì có thể hỏi bé có đau hay không.
Bước 4: Nếu không phát hiện xương cá trong họng, nhưng bé vẫn có biểu hiện đau đớn và khóc thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ có chuyên môn xử lý. Vì có thể lúc này xương đã đi sâu xuống thực quản và không thể nhìn thấy được.
Thông thường, các phương pháp trên chỉ nên được áp dụng khi trẻ trên 2 tuổi. Khi xương đã mắc vào sâu trong cuống họng thì phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Dưới đây là một số điều mẹ không nên làm khi trẻ bị hóc xương cá mà mẹ cần phải lưu ý:
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, để tránh tình trạng hóc xương cá, không những trẻ nhỏ mà cả người lớn khi ăn uống cần phải thận trọng, không nên vừa cười, nói vừa nhai. Nếu không may bị hóc xương thì cần phải xác định chính xác độ nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, bạn không nên chủ quan bỏ qua, cần đến gặp bác sĩ để lấy xương cá ra ngoài. Nếu không, trẻ có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng khó lường về sau.
Điển hình vào ngày 16/3/2019, Khoa Tai mũi họng, BV Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM), một bé gái 11 tuổi suýt mất mạng vì hóc xương cá. Trước khi nhập viện 5 ngày, mẹ đã cho bé ăn trưa món cháo cá lóc. Trước khi cho ăn, dù đã lọc xương cá rất kỹ, kiểm tra nhiều lần mới bắt đầu đút cho bé ăn, nhưng vừa đút khoảng hơn nửa chén cháo thì bé có các triệu chứng nôn ọe, ho sặc sụa, khóc nhiều, sau đó không ăn nữa.
Sau đó, từ trưa đến chiều bé quấy khóc liên tục, chảy nước miếng. Phụ huynh đã nhanh chóng cho bé đã trạm y tế địa phương để kiểm tra, tuy nhiên bác sĩ tại đây không phát hiện ra được điều gì. Tình trạng của bé bắt đầu tăng nặng, sốt, không nuốt được nước, sữa, nước miếng chảy nhiều hơn.
Bé đã được đưa đến nhập viện tại một bệnh viện ở Đồng Tháp và khám khám họng, nhưng bác sĩ vẫn không thấy dị vật, chỉ ghi nhận có họng đỏ, nuốt khó, điều trị kháng sinh chích. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng vẫn không thuyên giảm.
Vì vậy, bé đã được liên hệ chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Bác sĩ trực tai mũi họng ghi nhận bé bị sốt cao, vùng cổ trái sờ thấy 1 khối mềm 2x3cm, họng đỏ, sạch, thành sau họng hơi sưng nề, chảy nước miếng nhiều và tiến hành xét nghiệm máu khẩn, chụp CT scan vùng cổ. Kết quả là máu bị nhiễm trùng nặng, có nhiều ổ áp xe lớn tụ mủ, sinh hơi ở thành sau họng, chiếm hơn 2/3 thể tích của vùng cổ.
Tiếp theo đó, bé đã được làm các xét nghiệm tiền phẫu, chuyển vào phòng mổ cấp cứu, chọc hút khối sưng nề ở phía sau trụ amidan bên phải khoảng 50ml mủ xanh đục, nạo sạch mô viêm quanh tuyến giáp, cắt lọc phần cơ ức giáp bị hoại tử.
Các bác sĩ trực tiếp thực hiện ca mổ cho bé cho biết, hóc xương cá là dị vật họng rất thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên xương thường khá mỏng, nhỏ, do đó khi thăm khám, rất khó phát hiện. Hơn nữa, trẻ em lại hay nôn ói, khóc nhiều, không hợp tác với bác sĩ lúc khám, việc chụp X-Quang để phát hiện ra xương rất khó khăn.
Vì vậy chỉ có nội soi họng, hạ họng mới có thể thấy và lấy ra được. Do đó, trước đó, mẹ đã cho bé ăn gì cần phải nói rõ để bác sĩ dựa vào đó mà tiên liệu tình hình và đưa ra các chuẩn đoán chính xác.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng, vùng cổ ở bệnh nhi quá nhỏ, các mô khá mỏng manh và lỏng lẻo. Hơn nữa, các cấu trúc quan trọng như thần kinh thanh quản, thần kinh vận động vùng mặt, bó mạch cảnh hầu như ôm sát ổ mô viêm. Vì vậy, một khi bị hóc xương cá trẻ em rất dễ bị tổn thương, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như khàn tiếng, khó thở, liệt mặt và mất máu trầm trọng.
Qua vụ việc này cho thấy, các bậc phụ huynh hãy lưu ý hết sức cẩn thận khi cho trẻ ăn cá có xương nhỏ như cá lóc, cá rô, cá thác lác, vỏ tôm… Một khi thấy trẻ có các dấu hiệu như nôn ói nhiều, than đau họng, chảy nước miếng nhiều, bỏ ăn uống, sốt cao… thì hãy đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết sớm, tránh để lâu gây các biến chứng, rủi ro nguy hiểm tính mạng.
Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về các mẹo trị hóc xương cá. Để từ đây có thể xử lý kịp thời tình trạng trẻ bị hóc xương cá, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.