Trẻ bị dị ứng là do sức đề kháng lúc này của trẻ vẫn còn yếu. Vì thế khi các bậc cha mẹ thấy trẻ có bất kỳ những biểu hiện hay dấu hiệu nào xuất hiện trên cơ thể thì phải đặc biệt chú ý để có cách xử lý phù hợp.
Dị ứng là tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ da... đó chỉ là một phần của khái niệm về dị ứng vì có rất nhiều loại dị ứng khác nhau. Dị ứng là một căn bệnh liên quan đến vấn đề miễn dịch của cơ thể, gây ra những hiện tượng như nổi mề đay, mẩn ngứa, chảy nước mắt, sổ mũi…
Những trẻ nhỏ thường bị các bệnh dị ứng da, những trẻ lớn hơn dễ bị các bệnh dị ứng về đường hô hấp. Khi phản ứng dị ứng xảy ra, hệ miễn dịch của trẻ sẽ chống lại các tác nhân mà được coi là bình thường với những trẻ khác nhưng lại không bình thường với cơ thể của đứa trẻ này.
Các tác nhân dị ứng của trẻ có thể bao gồm: >trẻ bị dị ứng da, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, nổi mề đay, trẻ bị dị ứng sữa. Chúng có thể gây ra một loạt những phản ứng của hệ miễn dịch.
Những bệnh dị ứng trẻ hay bị là gì?
Trẻ bị dị ứng sữa
Dấu hiệu trẻ dị ứng sữa có thể xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa. Dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm: Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi…
- Tiêu chảy, đau bụng
- Nôn mửa
- Phát ban
- Chậm lớn
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có thể khởi phát ở trẻ bú mẹ hoặc khởi phát muộn ở trẻ lớn tuổi hơn và có thể gặp ở bất kỳ những loại thực phẩm nào tuy nhiên hay gặp ở các loại thức ăn từ: lạc, cá, tôm, trứng, bột ngọt, đậu nành, sữa, lúa mì.
Triệu chứng xuất hiện bao gồm như:
- Có hiện tượng ngứa rát
- Phù nề lưỡi hoặc miệng
- Phát ban đỏ có thể kèm ngứa
- Buồn nôn, đau bụng
- Đi ngoài ra phân lỏng
- Khó thở, tụt huyết áp
Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện không rõ ràng như thái độ chán ghét thức ăn, thay đổi khí sắc sau khi ăn… Tình trạng này cũng hay xảy ra ở trẻ em khiến cho nhiều bậc cha mẹ thấy con mình không muốn ăn mà không thể tìm ra nguyên nhân do đâu, càng ép ăn trẻ càng chán ăn một hay vài loại thực phẩm nào đó. Hiện tượng này nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị suy >dinh dưỡng.
Trẻ bị dị ứng thời tiết
Đối với trẻ em bị dị ứng thời tiết thì sẽ có thể có những triệu chứng như:
- Phát ban ở da: Khi bị phản ứng, da của trẻ xuất hiện những vết ban đỏ có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc như vết muỗi đốt, khi ấn vào có cảm giác căng ở các vị trí như tay, chân, cổ, mặt, thậm chí toàn thân.
- Da bị khô nứt, tróc vảy khô, da đỏ ửng hoặc bị sưng: Đi cùng với những dấu hiệu đó, bé còn có thể sẽ bị sốt, mất nước và chán ăn, học tập và vận động kém đi.
- Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị dị ứng thời tiết bị viêm mũi dẫn đến sẽ có những cơn hắt hơi nhiều lần, có nhiều dịch mũi, hốc mũi hoặc đường thở bị tắc nghẹt khiến cho việc thở khó khăn.
Viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. Nếu mẹ nghe thấy tiếng khò khè khi trẻ thở hoặc nếu bạn chú ý thấy trẻ thở nhanh hoặc khó thở, mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Ho khan hoặc kho có đờm trong là dấu hiệu khác của dị ứng đường hô hấp. Quan sát trẻ khi trẻ chơi đùa, nếu bạn thấy trẻ dễ bị mệt hơn bị mệt hơn những trẻ khác thì đó có thể là một dấu hiệu của dị ứng.
Trẻ bị dị ứng da
Triệu chứng của dị ứng trẻ nhỏ là da khô, ngứa, phù nề và chảy nước. Phản ứng này thường xảy ra vào mùa Đông hoặc khi trời trở lạnh. Dị ứng da trẻ nhỏ có thể bắt gặp ở những tháng đầu sau sinh và phải đợi tới 5 tuổi thì mới khỏi hoàn toàn.
Thường khi bị dị ứng da, trẻ sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- Thời gian khi mới gặp phản ứng thì da rất khô.
- Khi phản ứng trở nên trầm trọng hơn thì sẽ gây ra đau đớn. Lúc này các mẹ cần đưa tới bác sĩ để được tư vấn.
Nổi mề đay
Mề đay là tình trạng phát ban đỏ ngứa xuất hiện trên da do nguyên nhân dị ứng, các ban này xuất hiện trong thời gian ngắn (mề đay cấp) hoặc tái diễn kéo dài trên 6 tuần (mề đay mạn). Chúng xuất hiện đơn độc sau khi cơ thể tiếp xúc dị nguyên lạ.
Lúc này trẻ cần được thăm khám hoặc xét nghiệm máu để tìm ra các nguyên nhân khác gây nổi mề đay. Mề đay có thể tự hết tuy nhiên trong trường hợp nặng hoặc tái diễn kéo dài, cân nhắc dùng thuốc đường uống hoặc tiêm.
Cách khắc phục và phòng tránh trẻ bị dị ứng
- Cha mẹ cần lưu ý đến môi trường sống cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ nhỏ
- Dạy trẻ cách phòng ngừa hoặc làm giảm những phản ứng dị ứng bằng cách tránh những thực phẩm gây dị ứng
- Ngừng ngay việc tắm rửa cho trẻ bằng các loại dầu gội, sữa tắm… vì có chứa những thành phần hóa học gây trầm trọng tình trạng của trẻ
- Sử dụng những loại quần áo rộng rãi, khô thoáng. Không cho bé mặc những loại quá chật, khó thấm hút mồ hôi
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống thêm vitamin cần thiết như nước cam, dưa hấu, bưởi…
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời khi có lượng phấn hoa nhiều
- Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm mốc bốc mùi. Nhiệt độ trong phòng giữ ở mức 27 - 28 độ C để da được co giãn tốt
- Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây trong nhà
- Cắt gọn móng tay móng chân vào đeo bao tay bao chân cho trẻ, để trẻ không gãi hay đụng đến những vị trí bị tổn thương
- Đối với những thực phẩm dinh dưỡng và sữa, cha mẹ cần tránh các loại đồ ăn dễ gây phản ứng với cơ thể của trẻ