Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu biết nắm bắt, học hỏi mọi thứ, làm quen với thế giới xung quanh. Để có thể chăm sóc tốt cho con trong giai đoạn này, cha mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây.

13:00 17/09/2019

Bước sang tháng thứ 6 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ về mọi mặt. Các kỹ năng vận động, giao tiếp... của bé thay đổi từng ngày. Cha mẹ cần nắm được thông tin về sự phát triển và cách chăm sóc để giúp bé khôn lớn, khỏe mạnh.

Theo đó, khi trẻ được 6 tháng tuổi, trọng lượng của trẻ đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Tuy trong những tháng đầu, mỗi tháng bé có thể tăng từ 680-900g nhưng kể từ tháng thứ 6, bé sẽ phát triển chậm lại, mỗi tháng chỉ tăng khoảng 450g. Lúc này, chiều cao của bé cũng tăng chậm lại, khoảng 1,27cm mỗi tháng.

Các chỉ số bé trai 6 tháng tuổi:

- Chiều dài: Từ 64 – 73,2cm; trung bình: 68,6cm

- Cân nặng: Từ 6,6 – 10,3kg; trung bình: 8,5kg

- Vòng đầu: Từ 41,5 – 46,7cm; trung bình: 44,1cm

- Vòng ngực: Từ 39,7 – 48,1cm; trung bình: 43,9cm

Các chỉ số bé gái 6 tháng tuổi:

- Chiều dài: Từ 62,4 – 71,6cm; trung bình: 67cm

- Cân nặng: Từ 6,2 – 9,5kg, trung bình: 7,8kg

- Vòng đầu: Từ 40,4 – 45,6cm; trung bình: 43cm

- Vòng ngực: Từ 38,9 – 46,9cm; trung bình: 42,9cm

Trẻ 6 tháng tuổi tốc độ tăng cân sẽ chậm lại so với giai đoạn trước (Ảnh minh họa)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 6 THÁNG TUỔI

1. Vận động của >trẻ 6 tháng tuổi

- Tự ngồi lên: Trước tiên, em bé sẽ ngồi nhưng vẫn chống tay để đỡ, qua một thời gian bé sẽ tự ngồi được mà không cần tay đỡ.

- Lẫy: Một số trẻ có thể tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại.

- Bò: Bé 6 tháng tuổi đã có thể bò tới và bò lui bằng cách bụng dựa vào sàn nhà và dùng lực đẩy lên. Lúc này, các mẹ sẽ thấy bé nâng tay, đầu gối lên và đá qua lại.

Một số bài tập giúp trẻ vận động tốt hơn:

- Khi đi tắm, mẹ hãy đặt một quả bóng trong chậu, giữ cho bé lấy chân đạp bóng, để con nằm ngửa đạp chân, nằm sấp vận động. Các bài tập này sẽ giúp chân tay con linh hoạt, nhờ đó con lẫy được dễ dàng và nhanh hơn

- Để bé nằm ngửa, mẹ dùng tay đỡ đầu và lưng bé, kéo con sát về phía người mẹ. Tập đi tập lại nhiều lần trong ngày

- Đặt con nằm sấp. Mẹ cầm 2 bàn chân bé, để 2 gót chân sát vào lòng bàn tay mẹ và đẩy đùi bé tiến lên phía trước. Con sẽ nhích dần lên trước. Động tác này giúp con hình thành cảm giác trườn là như thế nào.

2. Thị giác của trẻ 6 tháng tuổi

- Một thế giới đầy màu sắc: Đến tháng thứ năm, thị giác màu sắc của bé đã phát triển rất mạnh mẽ.

- Ghi nhớ khuôn mặt: Bé đã nhận thức được sự quen thuộc của khuôn mặt và vật thể ở cách mình 2m.

- Nhận biết sự cố định: Lúc này, bé đã dần có tầm nhìn như người lớn. trẻ đã nhìn được những chi tiết nhỏ và hiểu về sự cố định của các vật thể. Điều này có nghĩa là nếu bạn giấu một món đồ chơi dưới chiếu ngay trước mặt, bé sẽ biết món đồ chơi vẫn còn ở đó.

3. Ngôn ngữ của trẻ 6 tháng tuổi

- Bước sang tháng thứ tư, trẻ đã có thể tạo ra nhiều âm ê a khác nhau, biết nâng cao giọng ê a của mình một cách tự nhiên.

- Bắt đầu kết hợp nguyên âm với khá nhiều phụ âm độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.

- Trẻ có thể phát ra âm thanh thể hiện sự vui mừng hoặc buồn chán.

4. Giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi

- Trẻ thích "trò chuyện", chơi với người khác, đặc biệt là bố mẹ.

- Bé bắt đầu biết tập trung chú ý, quan sát tỉ mỉ cử động và hình dáng miệng của người lớn khi người lớn nói chuyện với trẻ

- Nhận ra tên mình khi nghe người khác gọi tên

5. Nhận thức của trẻ 6 tháng tuổi

- Bé 6 tháng tuổi thích ngắm mình trong gương.

- Tò mò về mọi thứ và cố gắng lấy mọi thứ ngoài tầm với.

- Cho đồ vật vào miệng.

- Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia.

6. Hệ tiêu hóa trẻ 6 tháng tuổi

Hệ thống tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi vẫn còn non yếu, chưa có khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn rắn nên nguồn thức ăn cung cấp chất >dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ lúc này vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Mặc dù lúc này bé chưa ăn được thức ăn rắn nhưng đã có thể ăn thức ăn dạng lỏng và thường cảm thấy đói rất nhanh. Vì vậy vào thời điểm này, các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm.

XÂY DỰNG LỊCH SINH HOẠT CHO TRẺ 6 THÁNG TUỔI

7:00 giờ sáng: Đánh thức bé

- Bật đèn, kéo rèm cho phòng sáng

- Làm vệ sinh cho trẻ: Rửa mặt, thay bỉm….

7:30 - 8 giờ sáng: Ăn sữa

- Bé 5-6 tháng có thể ăn 200ml/lần và ăn khoảng 4 tiếng/lần

- Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

- Khi giờ con đã biết bú mẹ và bình tốt rồi thì nên giảm dần việc “cho con bú mỗi lần con khóc”, tập ăn theo một giờ cố định

8:00 - 9 giờ sáng: Tập vận động cho bé

- Đi dạo ở những nơi không khí trong lành

- Tập các bài thể dục cho bé

- Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

9:00 - 10 giờ sáng: Cho bé ngủ

10:00 - 11 giờ sáng: Cho trẻ ăn dặm

- Thông thường bé sẽ bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.

- Nếu gia đình có tiền sử về dị ứng thức ăn, có thể cho bé ăn dặm muộn hơn thời điểm 6 tháng tuổi.

- Cho bé ăn dặm trước. Sau khi bé kết thúc bữa ăn thì chuyển sang ăn sữa.

11:00 - 12 giờ trưa: Tập thể dục cho bé

- Tập các bài thể dục cho bé.

- Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi.

12:00- 2:30 chiều: Cho trẻ ngủ

- Thời gian ngủ cho giấc ngày tối đa là 2 tiếng rưỡi.

2:30 - 3 giờ chiều: Cho trẻ ăn sữa

3:00 - 4 giờ chiều: Tập vận động cho bé

4:00 - 4:45 chiều: Cho bé ngủ

- Cho bé ngủ từ 30-45 phút.

- Một số trẻ có thể đã bỏ giấc này.

- Nên đánh thức bé dậy trước 5 giờ chiều.

5:00 - 5:30 chiều: Ăn sữa

5.30 - 6 giờ chiều: Hoạt động cho bé

- Tắm cho bé.

- Mát xa nhẹ nhàng.

6:00 - 7 giờ tối: Ăn sữa bữa đêm

- Cho bé ăn trong phòng ánh sáng vàng mờ.

- Để bé ăn thật no theo nhu cầu.

- Tránh để bé thiếp đi trong lúc ăn sữa.

7 giờ tối – 1 giờ sáng hôm sau: Cho bé ngủ trong phòng tối hoặc càng ít ánh đèn càng tốt.

TẬP CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI ĂN DẶM

- Khi được 6 tháng tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cha mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau đây để biết rằng bé đã có thể ăn dặm được hay chưa:

+ Ngẩng đầu lên phía trên.

+ Mở miệng khi thức ăn ở gần.

+ Dùng một cái muỗng cho thức ăn vào miệng (có thể không mở miệng, để thức ăn tràn ra cằm).

+ Cân nặng tăng gấp đôi so với trọng lượng lúc mới sinh.

+ Quan tâm tới thức ăn của người lớn (chẳng hạn như cầm lấy thìa hoặc nhìn cha mẹ ăn).

- Khi bé đã sẵn sàng ăn các thức ăn thô, cha mẹ có thể tùy chọn các cách như sau:

+ Tự làm đồ ăn cho trẻ: Đây là cách thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích vì đảm bảo cho bé được thức ăn tươi ngon và tốt cho >sức khỏe. Bước đầu, cha mẹ có thể hấp những loại của quả mềm như bí, đậu hoặc xay nhuyễn bơ cho trẻ ăn.

+ Mua thức ăn chế biến sẵn: nếu không có thời gian tự chế biến thì cha mẹ có thể lựa chọn đồ ăn chế biến sẵn mua từ các cửa hàng. Lưu ý chọn đồ ít đường, không có chất bảo quản.

- Để chuẩn bị cho việc ăn dặm của trẻ, cha mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:

+ Khi bắt đầu cho trẻ ăn một loại thực phẩm nào thì cần theo dõi xem bé có bị dị ứng không.

+ Ăn từ ít đến nhiều. Không bao giờ ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn nếu bé quay đầu đi hoặc ngậm miệng lại.

+ Không dùng mật ong đối với trẻ dưới 1 tuổi.

TIÊM CHỦNG CHO TRẺ 6 THÁNG TUỔI

- Theo lịch tiêm chủng, khi trẻ 6 tháng tuổi sẽ phải tiêm các mũi vắc xin sau:

+ Bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTaP)

+ Haemophilus influenzae type B (Hib)

+ Bại liệt (IPV)

+ Phế cầu khuẩn (PCV)

+ Rotavirus (RV)

+ Cúm

Khi tiêm vắc xin thì trẻ có thể bị sốt nhẹ, nổi đỏ tại chỗ tiêm, quấy khóc hoặc buồn ngủ. Nếu thấy bé có những phản ứng bất lợi với vắc xin thì cần phải đưa trẻ tới bác sĩ.

KIỂM TRA SỨC KHỎE CHO TRẺ 6 THÁNG TUỔI

Mặc dù mỗi một đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nếu bé 6 tháng tuổi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì cha mẹ nên đưa con đi khám để kiểm tra thêm:

- Không cố gắng lấy các đồ vật ở xung quanh.

- Không đáp lại tình cảm từ người khác.

- Không xuất hiện phản ứng với âm thanh.

- Không thể tạo ra âm thanh.

- Không lăn được.

- Không cười hoặc làm cho những âm thanh hạnh phúc nghe như tiếng rít.

- Khó có thể di chuyển đầu một cách dễ dàng.

- Không tăng cân.

Theo Dương Dương/ Eva/ Khám Phá