Rất nhiều quý vị phụ huynh thường thắc mắc trẻ 2 tuổi biết làm gì? Để các bạn có cái nhìn chi tiết hơn và tiện đối chiếu với sự phát triển của bé yêu nhà mình, chúng tôi xin phân tích cụ thể những thông tin đó trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi ngay nhé.
2 tuổi là độ tuổi phát triển cực kỳ quan trong của trẻ em. Trong giai đoạn này những sự chuyển biến nhanh chóng về mặt thể chất, tư duy hay tâm lý của bé có thể sẽ khiến rất nhiều cặp phụ huynh bối rối và lo lắng vì không biết trẻ 2 tuổi biết làm gì, liệu bé yêu nhà mình có đang phát triển bình thường hay không. Liệu mình đã chăm sóc bé đúng cách chưa, hay có phương pháp nào giúp sự phát triển của bé được toàn diện hơn không?
Để giúp các vị phụ huynh có thêm những hiểu biết đầy đủ nhất để chăm sóc bé yêu của mình, chúng tôi xin cung cấp những thông tin khoa học về sự phát triển của trẻ và một số lời khuyên hữu ích dưới đây, cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Như đã nói phía trên, ở giai đoạn trẻ được 2 tuổi, rất nhiều những chuyển biến về thể chất, tâm lý cũng như tư duy của bé sẽ phát triển nhanh chóng. Cụ thể, để biết trẻ 2 tuổi thì biết làm gì, chúng ta sẽ phân tích từng phía cạnh của nhỏ để bạn có thể đối chiếu trực tiếp với bé yêu nhà mình.
Ở độ tuổi này, các hoạt động thể chất của bé đã vững hơn thời gian trước rất nhiều, đặc biệt là các hoạt động tay và chân. Bé đã có thể tự đi một mình được, nhưng tùy từng bé mà khả năng đi lại sẽ khác nhau, có bé đã có thể đi rất vững, thậm chí nhạy nhảy vui chơi; nhưng nhiều bé đi chưa thực sự vững, nên chúng ta vẫn sẽ thấy sự loạng choạng đôi chút trong quá trình di chuyển.
Thêm vào đó, khả năng dùng tay của bé đã bắt đầu khéo léo hơn, bé đã có thể cầm nắm đồ vật, đồ chơi rất chuẩn xác, những trò chơi như xếp hình bé đã có thể tự chơi rất tốt. Bé đã có thể tự vẽ những hình vẽ nho nhỏ, có thể chưa đẹp lắm vì tay bé vẫn còn hơi lóng ngóng, nhưng đây là một chuyển biến rất thú vị và đáng yêu đúng không?
Một vài bé phát triển nhanh đã có thể mở nắp chai, vẽ thành thục, thậm chí tập tành viết sơ sơ; nhưng các vị phu huynh không nên phấn kích quá mà ép uổng bé phải rèn luyện tục hay phức tạp nhé. Đồng thời, trong giai đoạn 2 tuổi bé đã có sự phân hóa rõ ràng với bên thuận và bên không thuận, bạn có thể nhận ra bằng cách quan sát bé hoạt động, thường thì bên tay thuận sẽ được bé sử dụng nhiều hơn đấy.
Nếu như ở 1 tuổi, bé chưa thể chạy, kiễng chân hay leo trèo ở mức thấp như bậc thang hay ghế thì trong giai đoạn này bé đã có thể thực hiện được rồi. Tuy nhiên, tùy trường hợp và tùy khả năng của từng bé mà độ khéo léo và chuẩn xác sẽ có sự khác nhau một chút. Nhưng lưu ý, vì bé mới biết vận động nhiều hơn nên bé có thể hiếu động và thích chạy nhảy leo trèo, các bậc cha mẹ nên chú ý để bé không bị ngã hay gặp phải những tai nạn không mong muốn.
Mặc dù ở những độ tuổi rất nhỏ bé đã có bộc lộ những cảm xúc cơ bản như buồn, vui, cười, nhăn mặt; nhưng khi lên 2 tuổi, tâm lý và nhận thức cảm xúc của bé sẽ phát triển hơn hẳn. Bé đã có thể hiểu những câu chuyện vui hay buồn bên cạnh mình một cách sơ sơ. Bé có thể phản ứng với những bộ phim, những bài hát mình được nghe và thể hiện sự yêu ghét theo một cách vẫn hơi non nớt. Khi nghe tên mọi người, bé đã nhận thức được người đó và hình thành những cảm xúc nho nhỏ về người được gọi.
Các giác quan của bé sẽ nhạy hơn những thời kỳ trước và cho bé những cảm nhận cơ bản về cuộc sống xung quanh, bé nhận thức được màu sắc và bị thu hút bởi màu mà mình thích. Bé bắt đầu biết giả bộ, biết làm nũng để được mọi người chú ý và yêu chiều. Hành động có thể rất đáng yêu mà cũng có thể rất quá trớn nếu bạn không để ý và chỉ bảo bé cẩn thận. Nhiều cặp phụ huynh bị những hành động này của bé làm mủi lòng và thường chiều trẻ quá mức, điều này sẽ rất ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Bên cạnh đó, bé đã nhận thức được về những người thân trong gia đình và những hành vi của họ. Bé cũng có thể bộc lộ nhẹ những nét cá tính tự nhiên như độc lập, trầm tính, năng nổ,…Nhận thức về vấn đề bạn bè và những trẻ em khác của bé cũng tăng lên, bé sẽ bắt đầu kết bạn, biết mình thích chơi với bạn nào, không thích bạn nào.
Khi được 2 tuổi, bé đã có thể nói những từ đơn giản, thậm chí với những bé phát triển nhanh đã có thể nói những câu đơn giản. Nên nhiều phụ huynh sẽ bắt đầu dạy trẻ học chữ ở thời điểm này. Nhưng nhiều phụ huynh bắt bé học thêm ngoại ngữ một cách quá mức là điều không tốt, tuy nhận thức về ngôn ngữ của bé tại mốc 2 tuổi có thể dễ uốn nắn, nhưng không nên vì thế mà ép uổng bé học quá nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thơ “êm đềm” của bé mà còn khiến não trẻ bị quá tải, nên các vị phụ huynh nên cân nhắc một cách khoa học.
Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ, bé sẽ bắt đầu biết làm những phép tính đơn giản như 1+1=2 và biết đếm những đồ vật xung quanh. Bé cũng sẽ có những suy luận nho nhỏ cho bản thân, nhưng chỉ ở mức cơ bản thôi. Khi bạn kể cho bé nghe một câu chuyện nhỏ, bé cũng đã có thể bắt đầu bình luận, nhận xét ý kiến của mình về câu chuyện đó, nhưng chúng mới chỉ non nớt và ngô nghê thôi nên bạn đừng đặt nặng quá vấn đề này ở bé nhà mình ngay.
Như đã phân tích phía trên, bé có thể bắt đầu học nói và đánh vần những từ đơn giản, nhưng nhiều bé phát triển hơi chậm sẽ chưa thể thực hiện việc này. Còn nếu nói về việc đọc chữ thì không hoàn toàn, bé mới chỉ nhận thức được một số chữ cái trong bảng chữ cái, hoặc tốt hơn là đánh vần một vài chữ. Cách bé học chữ ở giai đoạn này chủ yếu là học vẹt, bé sẽ nhái lại những từ mà người khác nói, nên khi bạn chỉ bé một dòng chữ và đọc cho bé nghe, có thể bé sẽ lặp lại và ghi nhớ chúng, nhưng không có nghĩa là bé đã hoàn toàn làm chủ được những từ ngữ đó và có thể dùng lại chúng trong các trường hợp khác.
>>> Xem thêm:
- Nguyên nhân và giải pháp: Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn
- Tâm lý trẻ 2 tuổi và khủng hoảng giai đoạn này
Bạn nên khuyến khích bé giao tiếp với mọi người xung quanh và thế giới bên ngoài. Đặc biệt nên động viên bé kết bạn và thân thiết hơn với những người thân, họ hàng.
Tập cho bé làm những việc vặt trong nhà, dạy bé tự mặc quần áo, buộc tóc, đi giày,…chúng không chỉ rèn cho bé tính tự lập mà còn khuyến khích các hoạt động phát triển thể chất cho bé.
Tập cho bé phát âm đúng hơn, chơi cùng bé, học cùng bé. Đặc biệt là đừng ép bé học quá mức một thứ gì đó chưa đúng với lứa tuổi của mình.
Có thể cho bé tiếp xúc với những bài hát, tập vẽ tranh, tập những bài tập thể dục thể thao đơn giản để rèn luyện sự phát triển toàn diện của bé.
Ở thời điểm 2 tuổi, bé cũng bắt đầu biết giả vờ và làm nũng để được mọi người chú ý và chiều chuộng, nên bạn không nên quá chiều theo ý bé, nhưng cũng đừng quá khắt khe sẽ khiến bé hoảng sợ. Hãy quan sát và chú ý tới những sự phát triển nhỏ nhất của bé để có sự quan tâm kịp thời.
Trên đây là những phân tích về việc trẻ 2 tuổi biết làm gì và một vài lời khuyên nhỏ để giúp quý vị phụ huynh có thêm phương pháp chăm sóc bé yêu của mình. Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu ích và có thể giúp ích cho chặng đường làm cha mẹ của các bạn. Chúc bạn và bé yêu luôn thật mạnh khỏe, hạnh phúc.