Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 16 tiếng/ngày. Thêm vào đó, trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ luôn có những giấc ngủ ngắn kéo dài từ 2-3 giờ. Nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hơn so với thời gian trung bình trên thì rất có thể các nguyên nhân là do bản thân trẻ đang gặp vấn đề hoặc do tác nhân từ bên ngoài. Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít thức nhiều? và khi trẻ 1 tháng tuổi ít ngủ phải làm sao? Cùng tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân trẻ em ít ngủ thì có rất nhiều lý do. Trong đó, lý do trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít phổ biến có thể kể đến chính là:
Dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ, do đó không thể chứa nhiều thức ăn. Khi có cảm giác đói, trẻ cần thức dậy để nạp năng lượng cho cơ thể. Nếu trẻ không bú đủ thì khả năng cao là trẻ sẽ có giấc ngủ không sâu và rất dễ thức giấc.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình có khả năng là bị thiếu hụt canxi, kẽm. Khi bị thiếu >dinh dưỡng, trẻ thường sẽ không có được một giấc ngủ sâu, hay giật mình và cảm giác bứt rứt khó chịu lúc ngủ.
Âm thanh, tiếng ồn và ánh sáng mạnh cũng là những nguyên nhân làm cho trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hoặc khó ngủ. Do vậy, khi cho trẻ ngủ, mẹ cần giữ không gian thoải mái, yên tĩnh và ánh sáng phù hợp
Trẻ sơ sinh thường dễ mắc bệnh về đường hô hấp: cảm lạnh, cúm,... khi bị bệnh sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, bú kém, và việc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ ít hay khó ngủ là điều không thể tránh khỏi.
Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16 tiếng trở lên. Và trung bình, một giấc ngủ của trẻ kéo dài từ 3 đến 4 giờ. Trong quá trình ngủ, trẻ cũng có nhiều giai đoạn ngủ khác như: Ngủ lơ mơ, giấc ngủ REM, ngủ ngắn, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Cùng với quá trình phát triển của trẻ, sự tỉnh táo cũng theo đó mà tăng dần lên.
Vào giai đoạn đầu đời, việc trẻ ngủ 3 – 4 tiếng rồi thức giấc có thể khiến cho ba mẹ cảm thấy khổ sở do phải thức chăm con. Hãy kiên nhẫn bạn nhé, điều này sẽ dần thay đổi khi trẻ lớn lên và thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.
Trong các tháng đầu đời, nhu cầu ăn uống của trẻ còn quan trọng hơn nhu cầu ngủ. Các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên rằng, mẹ không nên để cho trẻ ngủ quá lâu. Cứ khoảng 3 - 4 giờ thì nên đánh thức trẻ dậy và cho trẻ bú. Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ thường mau đói hơn so dùng sữa công thức nên nếu thấy trẻ sơ sinh đột nhiên ngủ ít, có thể là do trẻ bị đói. Lúc này hãy cho trẻ bú để nạp năng lượng cho trẻ nhé.
Thực tế trẻ sơ sinh dành cả ngày lẫn đêm cho việc ngủ và thường chỉ thức dậy giữa những lần bú. Số giờ ngủ cả ban ngày, ban đêm là xấp xỉ nhau, khoảng 8-9 tiếng. Giấc ngủ của trẻ thường ngắn khoảng 2-3 giờ và trẻ sẽ ngủ lại sau khi được bú no. Tùy hoàn cảnh mà trẻ sơ sinh sẽ có lượng thời gian ngủ khác nhau. Vì vậy để xác định là trẻ ngủ nhiều hay ít, mẹ cần nhìn tổng thời gian ngủ của trẻ, nếu trẻ ngủ ít hơn 10 tiếng/ ngày thì trẻ gặp tình trạng ngủ ít.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh, cảm xúc của trẻ sơ sinh. Do đó, khi thấy trẻ 1 tháng tuổi khó ngủ, mẹ nên áp dụng một số phương pháp để trẻ ngủ ngon hơn:
Trẻ em lúc mới chào đời chưa thể phân định được ngày, đêm dẫn đến sự lộn xộn về giấc ngủ. Để trẻ ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc, mẹ hãy tạo thói quen giúp trẻ phân biệt điều này bằng cách mở cửa ban ngày cho ánh nắng tràn vào nhà, chơi đùa với trẻ nhiều hơn. Ngược lại, ban đêm, mọi thứ sẽ yên tĩnh cùng ánh sáng dịu, đáp ứng cho trẻ đi vào giấc ngủ sâu.
Trẻ sơ sinh thường sẽ quấy khóc và ít ngủ khi bị đói, do vậy mẹ cần chú ý quan sát, canh chừng thời điểm để cho trẻ bú, đáp ứng đủ nhu cầu trẻ, điều này giúp trẻ có ngủ sâu hơn.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít đôi khi là do không gian phòng quá bí bách hay quá lạnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, từ đó không ngủ ngon giấc. Vì vậy, cần chú ý môi trường ngủ của trẻ, đặt trẻ vào không gian thoải mái, có nhiệt độ phòng thích hợp, yên tĩnh để trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Tã ướt cũng là lý do khiến trẻ bị khó chịu dẫn đến thức giấc. Kiểm soát điều này cũng là cách tạo ra môi trường dễ chịu để giúp cho trẻ có thể ngủ ngon hơn.
Nếu trẻ đang ngủ bình thường bỗng ngủ ít và quấy khóc, hay có biểu hiện trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ăn ít ngủ nhiều, mẹ cần chú ý để tìm ra nguyên nhân. Những biểu hiệu bất thường liên quan sức khoẻ của trẻ có thể dẫn đến tình trạng như: quấy khóc nhiều, phát sốt, nôn trớ, khó thở hay thở khò khè…lúc này nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra. Dấu hiệu bất thường cũng có thể là do bé đang trải qua những tuần phát triển trí tuệ (wonder weeks) và trở lại bình thường khi làm chủ được những kỹ năng mới.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, >âm nhạc (lời hát ru) mang đến lợi ích tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, nó không chỉ giúp cho trẻ được ngủ ngon giấc và sâu hơn, mà còn có khả năng kích thích trẻ phát triển tư duy rất tốt. Âm nhạc với các giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu sẽ làm bé cảm thấy vui vẻ, ngủ ngon.
Mẹ có thể bật những đoạn nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, bài hát ru được thu âm sẵn cho con nghe, kết hợp cùng với đó có những động tác vỗ về cho bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, âm nhạc giúp kích thích sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn của trẻ nhỏ.
Việc thiết lập ra một thời khóa biểu sinh hoạt hàng ngày cho trẻ điều độ vừa giúp trẻ có cảm thấy thoải mái vì biết trước được những gì sẽ xảy ra, vừa có tác dụng giúp củng cố giấc ngủ của trẻ tốt hơn. Khi đã đi vào quỹ đạo cố định, trẻ sẽ ngủ sâu, ngon giấc hơn.
Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt canxi sẽ rất dễ quấy khóc vào ban đêm. Vì thế, mẹ cần bổ sung sữa, tắm nắng cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch, canxi cho trẻ. Ngoài những mẹo khắc phục trên, các vấn đề như phòng ngủ thoáng, có cửa sổ…, cũng là “nền tảng” có thể giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu và dài hơn.
>>> Xem thêm:
- Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và không ảnh hưởng >sức khỏe?
Có thể nói, trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay ngủ quá nhiều đều không tốt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng cho trẻ như trẻ mệt mỏi, có thể bị còi cọc, chậm phát triển. Trẻ càng mệt mỏi thì lại càng quấy khóc, dẫn đến chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu mẹ đã áp dụng mọi cách nhưng tình trạng của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân đúng đắn và lời khuyên từ bác sĩ.