Sau 6 tháng bú sữa mẹ, trẻ sẽ bắt đầu tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Lúc này, sữa mẹ không chỉ là món ăn duy nhất, bé cần tập làm quen với những bữa ăn dặm. Hãy bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 thực phẩm hàng đầu dưới đây:

05:30 18/10/2018

Trứng

Trứng là thực phẩm dễ ăn và dễ hấp thụ ở trẻ. Trứng cung cấp vitamin A, vitamin B và sắt và chứa protein. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều chất >dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K. Các nghiên cứu cho biết chất Choline có trong trứng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, trí nhớ và tốt cho tim mạch. Thế còn lượng Cholesterol trong lòng đỏ trứng thì sao? Thực tế, các bé lại cần Cholesterol cho sự trưởng thành bởi nó cũng là thành phần trong cấu trúc các tế bào ở cơ thể đặc biệt là các tế bào thần kinh

Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với những thực đơn dinh dưỡng bao gồm lòng đỏ trứng. Với lòng trắng trứng, bạn nên làm quen cho bé muộn hơn (trẻ trên 1 tuổi) bởi lòng trắng trứng có khả năng gây dị ứng cao cho trẻ

Thực đơn: Trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như rán, luộc, hấp. Với trẻ nhỏ mẹ nên nấu chín trứng chứ không nên cho trẻ ăn non hoặc trứng còn hơi sống

Khoai lang

Khoai lang là loại củ an toàn cho bữa ăn dặm của bé, giúp bé tiêu hóa tốt thức ăn hơn. Loại củ này có chứa nhiều tinh bột, acid amin, beta caroten, vitamin C, vitamin B1, canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…

Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Vị ngon ngọt, thanh mát của loại củ này sẽ khiến bé thích thú hơn với bữa ăn dặm.

Cà rốt

Cà rốt chứa nguồn beta caroten, vitamin A, khoáng chất, chất xơ vô cùng dồi dào, điều này rất có lợi cho thị giác, tim mạch của bé. Đây là một trong những thực phẩm dễ kết hợp nên bạn có thể tùy ý sáng tạo thực đơn ăn dặm cho con bằng cách luộc, hấp với thực đơn ăn dặm.

Mặc dù cà rốt rất tốt cho >sức khỏe của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Cho con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.

Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý. Chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50g. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Cà chua

Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa, đây được cho là thực phẩm an toàn, lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Cà chua có tác dụng giải độc, tái sinh tế bào, phát triển hệ thống thần kinh, tránh cảm cúm, bảo vệ da cho bé. Bạn có thể xay nhỏ cà chua nấu cùng với bữa ăn dặm của con. Các mẹ cũng cần lưu ý cân đối lượng cà chua vừa phải trong chế độ ăn dặm của con nhé!

Bí đỏ

Bí đỏ có chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin C, kaly, magie, sắt, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen khi ăn dặm. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn.

Cũng như cà rốt, mẹ chỉ nên cho bé ăn bí đỏ 1-2 lần/ tuần thôi nhé kẻo bé bị vàng da đấy.

Quả bơ

Các chất dinh dưỡng, vitamin (chất xơ, chất béo bão hòa, kali, carbohydrate, protein, vitamin E, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C…) có trong quả bơ rất có lợi cho sự phát triển ở bé. Đặc biệt, vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, khổng lồ cho sự phát triễn trí não của trẻ em.

Thêm vào đó, trái cây này được xem là một trong những loại quả tốt nhất dành cho thời kỳ ăn dặm. Từ bơ bạn có thể làm nhiều món cho bé thưởng thức: nạo thành những miếng nhỏ giúp bé nhâm nhi, hoặc nấu cùng cháo cũng khiến mùi vị thêm đậm đà, ngầy ngậy, bé ăn ngon miệng hơn.

Thịt gà

Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách “thịt trắng”, và “thịt trắng” dễ hấp thụ hơn “thịt đỏ” (Thịt bò, thịt lợn).

Cá là nguồn protein và omega-3 phong phú. Omega3 có trong cá là dinh dưỡng cần thiết trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Những loại cá đủ dinh dưỡng và thích hợp với trẻ hơn cả là cá hồi, cá thu và cá ngừ. Các mẹ có thể cho bé làm quen với thịt cá từ tháng thứ 7 nhé.

Thực đơn: Cá cần được nấu chín và được thêm vào bữa ăn ngũ cốc của trẻ, trộn cùng với khoai tây nghiền và cháo yến mạch. Hãy nhớ là đừng thêm bất kỳ chút muối hay gia vị nào vào trong khẩu phần ăn của trẻ cho tới khi bé được 1 năm tuổi. (tham khảo thêm: Những loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn ) Sau khoảng thời gian này, thực phẩm cá mẹ có thể chế biến khác đi như nướng, rán để làm phong phú hơn khẩu vị của trẻ

Rau xanh thẫm màu

Các loại rau xanh thẫm màu như rau chân vịt, súp lơ… là những ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Trong quá trình trẻ ăn dặm, những chất này đều quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhẻ, đặc biệt là các vùng não, xương, cơ.

Chất oxi hóa được tìm thấy trong các loại rau xanh thẫm màu còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Nó cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và không bị táo bónRau được làm chín bằng hơi nước giữ được nhiều vitamin hơn rau luộc. Để hạn chế mất vitamin, mẹ không nên thái rau quá nhỏ, chỉ cho vào nồi hấp hoặc luộc khi nước đã thực sự sôi và bốc hơi.

Theo Tuấn Hùng/ Phunutoday/ Khỏe & Đẹp