Đó là lời tâm sự của một người con từng bị trầm cảm, là hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh hãy từ bỏ những kỳ vọng về thành tích mà biết yêu thương con mình đúng cách.
Dữ liệu khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy trong số tất cả các rối loạn >sức khỏe tâm thần, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và khuyết tật ở thanh thiếu niên.
Thậm chí, có người cho rằng: “Trầm cảm ở trẻ em đã trở thành căn bệnh của thời đại”.
Nhiều phụ huynh thắc mắc: "Làm sao những đứa trẻ chúng ta nuôi nấng bằng cả trái tim và tâm hồn lại có thể bị trầm cảm?" hay "Con tôi rõ ràng có tất cả, sao lại không vui?"
Dưới đây là tâm sự của 2 người gặp rắc rối với trầm cảm, từ câu chuyện của họ, có thể bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình.
Từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ đã luôn là người giám sát tôi, uốn nắn lời nói và việc làm của tôi.
Họ có rất nhiều kỳ vọng và kế hoạch cho tôi, câu nói yêu thích của họ là: “Con phải ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, kiểm tra đạt 100 điểm, đỗ vào trường danh tiếng”.
Mọi thứ không liên quan đến điều này sẽ bị cắt bỏ.
Có một thời gian, tôi thích đọc truyện tranh nhưng bố mẹ không cho nên tôi lén đọc trong phòng.
Một ngày nọ, khi tôi đang mải mê đọc sách, mẹ tôi đột nhiên đẩy cửa vào, xé nát cuốn truyện tranh, ánh mắt đầy tức giận, bà mắng tôi: “Đứng lên cho mẹ”.
Tôi sợ đến run hết cả người, vừa khóc vừa hứa: “Mẹ ơi, con sẽ chăm học và nghe lời mẹ”.
Ảnh minh họa.
Thời gian hạnh phúc nhất đối với họ là khi tôi đạt được thành tích cao, dường như tôi sống vì những thành tích. Tuy vậy, bố mẹ vẫn nói: “Đừng tự kiêu”.
Cuối cùng, vào năm 2017, tôi đã tốt nghiệp thạc sĩ tại một trường y khoa hạng nhất và vào làm việc tại một bệnh viện lớn nổi tiếng.
Cha mẹ tôi rất hạnh phúc, trong mắt họ, tương lai của tôi thật sáng lạn, tôi cuối cùng đã sống cuộc sống lý tưởng của họ.
Tôi cũng từng nghĩ mình sẽ hạnh phúc, từ đây tôi sẽ tự do và tài chính và được là chính mình. Nhưng tôi rất bối rối, khi nghĩ đến tương lai, tôi không thở được và muốn chạy trốn.
Ban ngày tôi vẫn có thể đi làm, nhưng đến tối, tôi như suy sụp, suốt đêm chìm trong rượu chè như vớ phải cọng rơm cứu mạng, mất kiểm soát và suy đồi.
Tôi cũng đã yêu một người đàn ông đầy dối trá và lừa tiền khắp nơi.
Đằng sau tình yêu thất bại và cuộc sống mất kiểm soát, nỗi đau và nước mắt mà cuộc sống chia cắt mang lại cho tôi, chỉ tôi biết. Trong những đêm mất ngủ và ác mộng ấy, chỉ có chiếc điện thoại di động đồng hành cùng tôi cho đến rạng sáng.
Tôi làm sao vậy nhỉ?
Chẳng phải tôi đã có một công việc và cuộc sống khiến người khác ghen tị rồi sao?
Tôi đang làm gì vậy?
Nhiều lần, tôi nằm trên giường, 1 - 2 ngày không ăn không uống, bất động như cây cỏ chỉ để tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mình.
Tôi như muốn chết đi từng ngày mà bố mẹ không hề hay biết. Tôi nghĩ về cái chết sao thấy đơn giản quá, chỉ cần nhắm mắt lại, cơ thể ngừng hoạt động, có thể chỉ mất vài phút thôi. Sau đó, khi tôi rời đi, trái đất sẽ tiếp tục quay.
Thế là nước mắt giàn giụa, tay run run, tôi gửi đơn xin nghỉ việc lên lãnh đạo.
Tôi tìm kiếm sự giúp đỡ khắp nơi, đến khi tôi gặp được người thầy cũ để tâm sự. Thầy âu yếm nói: “Con à, con chưa từng sống một ngày nào theo mong muốn của bản thân”.
Tôi đã bị ràng buộc chặt chẽ bởi những tiêu chuẩn cao và những yêu cầu khắt khe của cha mẹ và thầy cô trong suốt 27 năm. Tôi giống như một con rối, mọi thứ tôi làm đều bị người khác kiểm soát. Từ nhỏ đến lớn, việc mặc quần áo gì, ăn gì, học chuyên ngành gì và làm gì, không có gì là do tôi cả. Chưa ai từng nghe tôi muốn gì, chưa từng hỏi tôi sợ điều gì.
Đã bao lần tôi chạy nhảy và chơi như điên thay vì chăm chỉ học tập; tôi muốn chửi thề và ngừng dịu dàng...
Tôi không dám, tôi sợ sự thất vọng, giận dữ của bố mẹ, ánh mắt của người khác, sợ mình trở nên “hư”.
Tôi không dung hòa được, tôi quá muốn sống cuộc sống của chính mình.
Có thể nói, trầm cảm là kết quả của việc con người không tuân theo những ham muốn bên trong của họ trong một thời gian dài.
Chẳng ai quan tâm đến tâm tư của một "cô gái có vấn đề"
Năm lớp 6, cô giáo coi tôi là “cô bé có vấn đề”. Tôi không hiểu, tôi hiểu, tôi không đánh nhau hay chửi thề, nhưng tôi chỉ không nghe lời và có quá nhiều ý tưởng.
Tôi bắt đầu học nội trú khi tôi học lớp 2. Lớp 5, tôi đã có thể tự đến trường bằng cách đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt từ nhà.
Có thể do tôi sống tự lập từ nhỏ nên có tính cách đặc biệt mạnh mẽ. Ví dụ, giáo viên cấm chúng tôi ăn quà vặt. Một lần, tôi và một vài bạn cùng lớp bị giáo viên bắt quả tang đang lén ăn, giáo viên đề nghị gọi bố mẹ tôi đến làm việc. Tôi giận đến mức đứng ở cổng trường, bóc một cây kẹo mút bỏ vào miệng, hét: “Em ăn nè cô, cô tức chưa?”.
Giáo viên không thích tôi, nhưng các bạn cùng lớp của tôi rất thích tôi. Có lần tôi bị thầy phạt đứng, tôi vừa đứng dậy thì bảy tám bạn cùng lớp cũng đứng lên theo. Cô giáo đã nhiều lần đến gặp bố mẹ tôi và yêu cầu họ kỷ luật tôi thật nghiêm khắc để tôi không còn để cái tính “không biết sợ” của mình được nữa.
Bố mẹ cũng muốn đưa tôi đi gặp bác sĩ tâm lý, nhưng tôi kiên quyết không đi, tôi không bị bệnh gì cả, họ mới là người có vấn đề.
Khi tôi học lớp 11, bố mẹ tôi đột nhiên nói rằng sẽ đưa tôi sang Mỹ du học, tôi hoàn toàn không có sự chuẩn bị nên đã bị đưa đến một đất nước xa lạ và bỏ lại những người bạn thân nhất của mình.
Ở Mỹ không ai để ý đến tôi, tôi cảm thấy người khác coi thường mình. Tôi trở thành một kẻ cô độc hoàn toàn và không thể hiểu bất cứ ai nói gì chứ đừng nói đến việc học.
Ảnh minh họa.
Công việc duy nhất của tôi là ngồi trước máy tính và đợi những người bạn tốt của mình nhắn tin. Trong nửa tháng, tôi không ra ngoài gặp gỡ mọi người, dành cả đêm để chat chít, xem phim.
Một ngày nọ, mẹ tôi thấy tôi lại lướt Internet, sau khi thuyết phục tôi không được, bà đã cắt đứt cáp mạng trong cơn thịnh nộ.
Lúc đó tôi suy sụp, tim như bị moi ra, điên cuồng xé hết sách vở trong nhà, ném khắp nơi, gục xuống đất khóc lớn.
Sau đó, tôi hoàn toàn nhốt mình trong phòng và không liên lạc với bất kỳ ai, bất kể trực tuyến hay ngoại tuyến. Tôi không thể thức dậy được, tôi thường xuyên cảm thấy khó thở và không thể ngủ cả đêm. Tôi nghĩ thế này thế giới không còn tươi sáng nữa.
Tôi chán nản.
Tình trạng của tôi khiến mẹ tôi sợ hãi, bà bắt đầu học cách quản lý cảm xúc và tự chăm sóc bản thân, dần dần thay đổi, bà không còn hỏi han hay ép buộc tôi nữa, đôi khi bà không kìm được khiển trách tôi, bà cũng chân thành xin lỗi: “Mẹ xin lỗi, mẹ đã không tôn trọng con”.
Khi tôi buồn, mẹ sẽ hỏi tôi: “Con có muốn mẹ đi dạo cùng con không?” Chúng tôi cùng nhau đi trung tâm thương mại và công viên.
Đến năm 18 tuổi, mẹ tôi nói: “Con lớn rồi, con phải học để tự nuôi sống mình”.
Tôi cũng có dự định này, tôi luôn khao khát một cuộc sống độc lập và tự do. Tôi tìm được công việc bồi bàn trong một nhà hàng thức ăn nhanh, công việc rất vất vả nhưng tôi không ngại khó, tự nuôi sống bản thân. Nửa năm sau, tôi được lên làm quản lý.
Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy mình rất yêu thích công việc quản lý nên đã đăng ký học chuyên ngành quản lý và vận hành dây chuyền của trường đại học, mấy năm qua tuy bỏ lỡ rất nhiều nhưng tôi không bao giờ ngại khó...
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, xin đừng cải tạo trẻ em vì định kiến của xã hội và ý định của chúng ta.
Đứa trẻ rõ ràng là quả táo, nhưng bố mẹ lại cho rằng dưa hấu to hơn, ăn ngon hơn, giải khát tốt hơn, cho nên nhất định uốn nắn con thành dưa hấu.
Con có thể chỉ là một bông cúc, nhưng bố mẹ thích mẫu đơn, bạn chỉ hy vọng rằng con sẽ trở thành bông mẫu đơn yêu thích của bạn;
Con có thể là cá, nhưng bạn muốn con là đại bàng...
Bạn muốn con bạn làm việc chăm chỉ để đạt được thành công trong mắt bạn hay để con bạn thể hiện những phẩm chất và tài năng của mình? Nếu là đại bàng, hãy để nó bay lên bầu trời, nếu là hoa hồng, hãy để nó nở rộ và trở thành chính mình tốt nhất.
Mỗi cuộc sống đều có kết cấu độc đáo và hành trình của riêng nó. Là cha mẹ, chúng ta cần hoàn toàn chấp nhận tất cả những gì con mình có, hãy để con trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.