Mái tóc của Tiểu Đào rụng thành từng mảng, da đầu đỏ ửng lộ hết ra ngoài, nguyên nhân chẳng ai ngờ là do chơi đùa với chú chó cưng trong nhà.

05:00 17/07/2019

Bác sĩ Lý Vân Linh, trưởng Khoa Da liễu của Bệnh viện Nhi tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một bé gái 5 tuổi vì chơi với chó cưng trong nhà, dẫn đến bị lây nhiễm bệnh, suýt bị hói đầu.

Cô bé Tiểu Đào 5 tuổi bị rụng tóc từng mảng, da đầu đỏ ửng đều bị lộ ra ngoài. Mẹ của Tiểu Đào nói: "Con bé biết mình là con gái cần phải xinh đẹp, nên sau khi bị rụng tóc thì không muốn đến lớp mẫu giáo vì sợ bạn bè nhìn thấy sẽ trêu chọc, nên thường khóc ở nhà. Tôi không biết lí do rụng tóc của con gái tôi là gì, biểu hiện rụng tóc rất kỳ lạ. Tiểu Đào còn nhỏ, tại sao lại rụng tóc sớm như vậy?".

Sau khi kiểm tra, bác sĩ Lý Vân Linh phát hiện: da đầu của Tiểu Đào đã mọc nhiều ổ áp xe nhỏ, còn nhìn thấy rõ mủ màu trắng vàng. Bác sĩ đã kiểm tra các mẫu gàu và tóc của Tiểu Đào. Dưới kính hiển vi có thể nhìn thấy các sợi nấm và bào tử. Lớp hạ bì về cơ bản là mủ và các nang lông hầu như không nhìn thấy được.

Da đầu của Tiểu Đào đã mọc nhiều ổ áp xe nhỏ, còn nhìn thấy rõ mủ màu trắng vàng.

Cuối cùng bác sĩ chẩn đoán Tiểu Đào bị "nấm đầu". Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết trong gia đình Tiểu Đào có nuôi một con chó và cô bé rất thích chơi với chú chó này. Vì vậy, nấm da đầu rất có khả năng là do lây nhiễm từ thú cưng trong nhà.

Bác sĩ Lý Vân Linh nói: "So với người lớn, khả năng miễn dịch của trẻ tương đối yếu nên càng dễ nhiễm bệnh. Khi bị nấm da đầu, điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh này được chữa lành, vẫn sẽ hình thành vết sẹo và tồn tại gần như vĩnh viễn".

Hiện nay, rất nhiều gia đình thích nuôi thú cưng. Nuôi thú cưng không chỉ giúp giải tỏa sự mệt mỏi trong cuộc sống, mà còn giúp nuôi dưỡng tình yêu của trẻ đối với động vật… Mặc dù thú cưng có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nuôi thú cưng cũng cần phải đảm bảo sự an toàn và >sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi nuôi thú cưng lúc nhà có con nhỏ:

1. Không nên quá thân mật với thú cưng, chẳng hạn như hôn, ôm hay ngủ cùng thú cưng, cho trẻ tiếp xúc với thú cưng càng ít càng tốt.

2. Luôn chú ý đến việc vệ sinh cơ thể thú cưng, cho thú cưng đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm vắc-xin. Dạy trẻ em phải chú ý vệ sinh cá nhân sau khi chơi với thú cưng như rửa tay bằng xà phòng.

3. Không cho trẻ nhỏ ăn cơm trước mặt thú cưng.

4. Phân của vật nuôi nên dọn dẹp kịp thời vì phân vừa gây mất vệ sinh, vừa có thể khiến trẻ bị trượt chân ngã và bị thương.

5. Không để thú cưng quá quấn quýt, làm "trò" trước mặt của trẻ.

Nuôi thú cưng cũng cần phải đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của trẻ (Ảnh minh họa).

6. Các bà mẹ đang mang thai phải đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như Toxoplasma gondii.

7. Bị mèo hay chó cắn hoặc cào phải ngay lập tức rửa vết thương bằng nước và tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Phương pháp làm sạch tiêu chuẩn là xả xen kẽ với nước hoặc nước xà phòng trong 10-20 phút.

Trên thực tế, cha mẹ chỉ cần vệ sinh vật nuôi, kiểm tra vật nuôi thường xuyên, giữ trẻ ở một khoảng cách phù hợp với thú cưng là được.

Theo Khánh Ly/ Helino