Nhiều chị em đã xem siro như một loại “thần dược” giúp con mau khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, một số chị em lại mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khi cho con uống siro dẫn đến những hậu quả khó lường.
Bé trai co giật, suýt chết sau 1 muỗng siro ho
Ngày 3/1/2019, trên một trang mạng xã hội nổi tiếng tại Đài Loan có đăng tải một câu chuyện về việc cho >trẻ uống siro ho thu hút sự quan tâm của hàng ngàn bà mẹ bỉm sữa. Được biết vào chiều cùng ngày, một người mẹ trẻ khi đang làm việc đã nhận được điện thoại từ giáo viên trường mẫu giáo thông báo con trai của cô bỗng nhiên có những biểu hiện bất thường, cụ thể là co giật, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều và bất tỉnh.
Cậu bé sau đó nhanh chóng được đưa đến bệnh viện tuy nhiên tại đây, các bác sĩ vẫn chưa thể phát hiện ra nguyên nhân chính xác, kết quả chỉ cho thấy lượng bạch cầu trong máu của bé đạt mức cao ngất ngưởng và em đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi chặt chẽ, phòng ngừa tình trạng chuyển biến xấu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tiếp tục thực hiện các xét nghiệm sâu hơn. Thật may mắn là hơn 24 tiếng đồng hồ nghẹt thở sau đó, cậu bé bắt đầu có ý thức và dần dần hồi tỉnh. Các bác sĩ cho rằng, kết quả xét nghiệm dự đoán em bé đã bị cho uống một loại thuốc không phù hợp với độ tuổi gây ra những phản ứng nguy hiểm, chậm trễ cấp cứu có thể dẫn đến tử vong.
Lúc này, ông bà nội và mẹ em bé cho biết mới đây có cho bé uống một loại siro ho. Gia đình của em bé đã tức tốc về nhà kiểm tra và kết quả chính xác như phán đoán của bác sĩ. Chai siro ho này có chứa một ít thành phần codeine là chất nghiêm cấm sử dụng cho người dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính sự chủ quan, không tìm hiểu kỹ trong việc chọn lựa siro trị ho cho con mà cả gia đình đã đẩy tính mạng em bé vào tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Đây chính xác là một bài học cảnh báo đến các bậc phụ huynh trong việc sử dụng siro ho để chữa bệnh cho con trẻ. Việc sử dụng siro để chữa bệnh từ lâu đã không còn lạ lẫm đối với các gia đình, tuy nhiên, tưởng quen thuộc nhưng cha mẹ vẫn nên lưu ý kỹ những vấn đề này. Chính chúng sẽ đảm bảo cho con không lâm vào tình trạng nguy kịch như em bé trên khi dùng siro ho.
Cách nào giảm cơn ho tạm thời cho trẻ?
Các bậc phụ huynh có thể giảm cơn ho tạm thời cho bé bằng cách:
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể dùng mật ong để giảm triệu chứng ho. Một số nghiên cứu đã chứng minh mật ong làm giảm triệu chứng ho ban đêm và trong các nghiên cứu này người ta không thấy có biến chứng bị viêm phổi nếu dùng mật ong để giảm ho.
Đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, khuyến khích cho trẻ uống đủ nước để giảm ho.
Việc rửa mũi, xịt mũi giúp làm giảm dịch nhầy mũi, phần nào cũng làm giảm triệu chứng ho.
Cần lưu ý, cho bé đi khám ngay khi bé ho kèm theo những dấu hiệu sau: Có >dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, thở co lõm ngực; bé lừ đừ, mệt mỏi, bỏ bú kèm sốt cao; bỏ bú hoặc bú kém; ho, chảy mũi kéo dài trên 3 tuần; trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi; nếu trẻ có tiếng động bất thường khi thở...