Pháo là chất nổ có sức tàn phá mạnh, thường để lại di chứng nặng nề về sau cho các bệnh nhân, nhiều trường hợp vết thương không thể tái tạo, dẫn đến nạn nhân tàn phế.
Theo thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 15/12, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, vừa tiếp nhận và cấp cứu cho một bệnh nhi 12 tuổi bị thương tích nặng, dập nát 2 bàn tay nghi pháo nổ.
Bệnh nhi là P.L.B.K (12 tuổi, xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nhập viện vào lúc 18 giờ ngày 14/12 trong tình trạng đa chấn thương, choáng chấn thương, mạch nhanh, huyết áp tụt, mất nhiều máu, dập nát bàn tay phải, trái, có nhiều vết thương vùng mặt và 2 mắt, vết thương cẳng chân phải, vết thương 2 bàn chân phải và trái do hỏa khí.
Dẫn tin từ Dân Trí, ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu suốt 3 giờ liền và truyền 4 đơn vị máu. Bệnh nhân phải cắt cụt cẳng tay bên trái, tháo bỏ 2/3 bàn tay bên phải, cắt lọc nhiều vết thương ở cẳng chân phải bên trái, bệnh nhân còn bị gãy 2 xương cẳng tay và xương cánh tay bên phải.
"Sau ca mổ bệnh nhân tạm ổn, tiếp xúc tỉnh táo, khoa Chấn thương chỉnh hình đang điều trị các tổn thương và phối hợp với khoa Mắt kiểm tra mắt cho bệnh nhân", bác sĩ Nguyên Minh Trực - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, thông tin.
Bác sĩ Trực cho biết thêm, pháo là chất nổ có sức tàn phá mạnh, thường để lại di chứng nặng nề về sau cho các bệnh nhân, nhiều trường hợp vết thương không thể tái tạo, dẫn đến nạn nhân tàn phế.
Để đảm bảo> >sức khỏe và an toàn cho trẻ cũng như tất cả mọi người, bác sĩ khuyến cáo gia đình, nhà trường giáo dục trẻ em không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ.
"Khi gặp trường hợp bệnh nhân bị các chấn thương do >pháo nổ cần nhanh chóng sơ cứu, trường hợp các chi của cơ thể bị đứt lìa, nên rửa phần đứt bằng nước muối sinh lý sau đó đặt vào túi sạch rồi bỏ vào túi có đá lạnh (không cho trực tiếp vào đá lạnh) và đưa vào viện sớm nhất có thể", bác sĩ Trực nhấn mạnh.