Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn đẩy đủ dưỡng chất là biện pháp cần thiết để trẻ nhanh chóng chấm dứt cơn ho.
Nhiều cha mẹ xót xa khi cơn ho của con liên tục tái phát mặc dù đã dùng hết đợt kháng sinh này đến đợt kháng sinh khác. Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, việc quá kỳ vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên đi chế độ ăn uống chính là thủ phạm khiến cơn ho của trẻ kéo dài không dứt.
Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi con bạn bị ho:
Không tuyệt đối kiêng tanh
Có nhiều nguyên nhân khiến >trẻ bị ho. Thông thường trẻ ho sẽ kèm theo sốt, hoặc sau cơn ho bị nôn ói, tiếng thở rít... Tốt nhất, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị kịp thời và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.
Về chế độ >dinh dưỡng, nhiều gia đình khi thấy trẻ ho là kiêng tanh hoàn toàn. Đây là một sai lầm đáng tiếc bởi trong thời gian trẻ ốm rất cần ăn uống đủ chất để nhanh chóng phục hồi >sức khỏe.
Theo các chuyên gia, chỉ nên kiêng các món tanh khi cơ thể bị ho do hen suyễn, cơ địa dị ứng, hoặc trẻ bị nôn trớ do ăn tanh. Việc quá kiêng kem sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên càng dễ bị viêm nhiễm, tái phát.
Không ăn xoài, cam, quýt
Xoài, chuối, cam quýt là những món ăn bổ dưỡng, nhất là đối với trẻ. Tuy nhiên trong những ngày trẻ bị ho, nếu ăn nhiều những quả trên sẽ khiến cơn ho nặng hơn, bởi chúng gây rát cổ, kích thích cơn ho. Ngoài ra quả quýt có chứa celluite (lớp mỡ tích tụ dưới da làm cho cơ thể vận động một cách chậm chạp) khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Tuy nhiên, vỏ quýt lại có tác dụng rất tốt trong việc chữa ho, long đờm.
Không ăn đồ chiên rán
Khi trẻ em bị ho, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng. Vào thời điểm này, mẹ cần loại bỏ ngay khoai tây rán hay đồ ăn vặt có vị mặn ra khỏi thực đơn của con.
Không ăn đồ ngọt
Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt sẽ khiến cơ thể bé bị “bốc hỏa”, làm cho triệu chứng ho nặng thêm. Theo các chuyên gia, đường trắng và bột mì trắng làm giảm khả năng trị ho, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vì vậy, cần nghiên cứu kĩ danh sách các loại thực phẩm con ăn được và không nên ăn trong khi bé yêu bị ho hoặc cảm cúm.
Không ăn đồ lạnh, nước uống có ga
Trẻ em bị ho dị ứng không nên uống đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên ăn thức ăn cay khi bị ho vì nếu bạn đang ăn cay mà bị một cơn ho bất ngờ thì bạn sẽ dễ bị sặc và nguy hiểm. Bên cạnh đó, đồ ăn lạnh cũng tuyệt đối không nên ăn
Cách chăm sóc tốt nhất khi trẻ bị ho
- Đa dạng bữa ăn để trẻ được thay đổi khẩu vị, cho trẻ ăn các món mềm, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ. Lưu ý, bữa ăn luôn phải đảm bảo bốn nhóm: bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ.
- Trước khi ăn, nên cho trẻ uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.
Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây ói, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.
Chú ý giữ ấm, vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.