Kẽm rất cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ. Vì thế, nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ.
Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy >dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ
Theo Tuoitredoisong, TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt được biết đến do hai nguyên nhân chính sau:
- Thiếu kẽm do trẻ bị các bệnh về nhiễm khuẩn thường xuyên dẫn tới tần suất sử dụng thuốc khác sinh nhiều lần khiến cho lượng kẽm trong cơ thể của trẻ bị giảm.
- Thiếu kẽm do chế độ ăn uống của trẻ không được bổ sung các thực phầm giàu kẽm thường xuyên hoặc do thời kỳ mang thai mẹ không bổ sung các vi chất có chứa kẽm nên dẫn tới thiếu hụt kẽm cho trẻ sơ sinh từ trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm
Trẻ bị thiếu kẽm có những biểu hiện như biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, không ăn thịt cá, chậm tiêu, bị táo bón nhẹ, rụng tóc, móng tay xuất hiện các đốm trắng, móng tay dễ gãy, móng xuất hiện các đốm trắng, rêu lưỡi trắng hay bị viêm loét miệng, buồn nôn…thì có nghĩa là cơ thể trẻ đang có nguy cơ thiếu hụt kẽm.
Ngoài ra, thiếu kẽm trẻ còn bị khó ngủ hoặc mất ngủ, trẻ tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, hay khóc đêm, trẻ thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản bị tái đi tái lại, viêm đường tiêu hóa, viêm da, tróc da…
Thiếu kẽm là một trong nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị còi xương, suy giảm hệ miễn dịch, biếng ăn, tiêu hóa kém, từ đó làm tăng khả năng nhiễm trùng và nguy cơ tiêu chảy.
Ảnh minh họa
Cho trẻ uống kẽm bao nhiêu là đủ?
Hàm lượng kẽm bổ sung sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi nhất định:
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng bạn cũng có thể bổ sung kẽm thông qua các thức phẩm ăn uống hàng ngày:
Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...), giá đỗ cũng giàu kẽm và dễ hấp thu.
Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Có rất nhiều mẹ thắc mắc không biết cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất và không gây tác dụng ngược đối với bé.
Theo chuyên gia, kẽm sẽ giảm hấp thu khi bổ sung cùng lúc với thức ăn. Đồng thời khi bổ sung cùng với Canxi khả năng hấp thu cũng bị giảm đáng kể.
Do đó, thời điểm tốt nhất mẹ nên >bổ sung kẽm cho bé là vào buổi sáng trước bữa ăn 30p - 1h hoặc sau bữa ăn 1 - 2h. Nếu có sử dụng các nguyên tố vi lượng khác thì phải giãn cách từ 2 - 4 tiếng.