Vừa qua có một trường hợp em bé 2 tuổi bị chết sau khi chảy máu cam, nguyên nhân dẫn đến trẻ tử vong cũng chỉ do phương pháp sơ cứu sai cách của người mẹ trẻ. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ khi gặp trường hợp trẻ bị chảy máu cam.
Có rất nhiều người đã từng trải qua trường hợp bị chảy máu cam, đặc biệt là trong thời tiết khô ráo, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý chính xác để giúp máu ngừng chảy. Nếu bạn sử dụng sai phương pháp, hậu quả rất nghiêm trọng.
Trẻ em là đối tượng dễ bị chảy máu cam hơn so với người lớn. Bởi vì độ dẻo của mao mạch không đủ, xoang mũi khô rất dễ dẫn đến bị vỡ. Hơn nữa, trẻ em thường có thói quen xấu là ngoáy mũi càng dễ dẫn đến chảy máu cam.
Cậu bé 2 tuổi chết vì chảy máu cam
Gần đây có một trường hợp tại Trùng Khánh (Trung Quốc), cậu bé Cường Cường, 2 tuổi là con trai của cô Trương trong khi đang chơi đồ chơi ở trong nhà, đột nhiên cậu bé bị chảy máu cam.
Cô Trương sau khi nhìn thấy, trước tiên cô nghĩ đến là ngửa đầu con trai ra đằng sau, sau đó lấy giấy vệ sinh nhét vào lỗ mũi cậu bé. Cô Trương cho rằng như làm như vậy sẽ khiến máu trong mũi không chảy ra nữa.
Tuy nhiên không lâu sau, Cường Cường đột nhiên cảm thấy khó thở, cậu bé phải mở miệng thật to và cố hết sức để thở, lồng ngực đau nhói. Tuy nhiên chỉ được một lúc, cơ thể của cậu bé không thể chịu đựng được nữa liền ngất lịm đi. Cô Vương hốt hoảng lấy giấy vệ sinh trong mũi và lập tức đưa con trai đến bệnh viện. Tuy nhiên, đã quá muộn, bác sĩ đã thông báo cậu bé đã tử vong.
Tại sao chảy máu cam lại có thể dẫn đến chết người?
Bác sĩ giải thích, do mẹ cậu bé xử lý không đúng phương pháp. Nếu ngẩng đầu của cậu bé lên chỉ là mắt không nhìn thấy máu chảy ra ngoài, thực tế máu không hề ngừng chảy, mà nó sẽ tiếp tục chảy vào trong.
Điều này khiến máu chảy ngược vào yết hầu và đi qua thực quản xuống đường tiêu hóa, gây nôn mửa, khó chịu, còn dễ xâm nhập vào khí quản và phổi, ngăn chặn việc tạo hơi thở và gây nên bi kịch đau lòng.
Cách xử lý đúng cách khi >trẻ bị chảy máu cam
Nếu cha mẹ phát hiện thấy con bị chảy máu cam, tuyệt đối không được ngửa đầu đứa trẻ lên, điều này không những không có tác dụng mà còn có thể cướp đi sinh mạng của trẻ. Dưới đây là phương pháp giúp cha mẹ xử lý trường hợp trẻ bị chảy máu cam.
- Bước 1: Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cần lau sạch máu ở hai bên mũi, sau đó cho trẻ ngồi ở tư thế hơi cúi người về phía trước để vừa có thể xác định trẻ bị chảy máu cam một bên hay cả 2 bên, vừa giúp trẻ không cho máu chảy ngược vào bên trong.
+ Bước 2: Cha mẹ cầm máu băng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đè vào cánh mũi và vách ngăn để không cho máu chảy ra nữa, cho trẻ thở bằng miệng và giữ như vậy từ 5-7 phút. Việc này sẽ ép chặt điểm chảy máu ở vách ngăn và làm ngưng chảy máu.
+ Bước 3: Sau khi trẻ đã được xử lý ngăn chảy máu cam, cha mẹ cho trẻ nằm nghỉ ngơi, nếu máu có chảy xuống họng thì tuyệt đối bảo trẻ không được nuốt mà phải nhổ ra ngoài.
Một số lưu ý khi xử lý trẻ bị chảy máu cam
Trong quá trình sơ cứu trẻ bị chảy máu cam cha mẹ phải dỗ dành, động viên trẻ không nên hoảng sợ.
Để không cho máu chảy tái phát sau khi cầm máu, cha mẹ không được để trẻ ngoáy mũi hoặc xì mùi và nên giữ đầu trẻ ở mức cao hơn tim.
Khi có hiện tượng máu vẫn chảy sau khi sơ cứu, hoặc trẻ bị chảy mũi nhiều lần trong một thời gian ngắn, trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.