Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trẻ tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe.

05:30 09/11/2018

Kem, bánh sinh nhật và bánh quy là những món "khoái khẩu" của trẻ nhưng mẹ có biết 16% calorie hàng ngày của trẻ đến từ lượng đường có trong những thực phẩm này. Ăn nhiều đường từ lâu được xác định có thể gây sâu răng, hiếu động thái quá, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường, song nhiều phụ huynh có lẽ không biết đường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mãn tính.

1. Dễ mắc các bệnh mãn tính

- Cảm lạnh, ho và dị ứng

Theo Tiến sĩ Julie L. Wei, bác sĩ tai mũi họng tại Bệnh viện nhi đồng Nemours (Mỹ), một trong những >tác hại của đường với trẻ nhỏ là các triệu chứng giống như cảm lạnh. Bà Wei cho biết rất nhiều bệnh nhân than phiền về chứng chảy nước mũi mãn tính, ho và các triệu chứng viêm xoang. Một số trẻ được chẩn đoán dị ứng và buộc phải uống thuốc, nhưng nguyên nhân thật sự chính là do trẻ tiêu thụ quá nhiều đường.

- Viêm thanh quản và trào ngược axít

Bà Wei cho biết một số trẻ thậm chí có các triệu chứng như bị viêm thanh quản do tiêu thụ quá nhiều đường. Những trẻ này trông khỏe khoắn khi đi ngủ nhưng thường thức giấc vào ban đêm, kèm theo ho và khó thở. Sau khi hỏi thăm thói quen của các bệnh nhân nhỏ tuổi, bà Wei nhận thấy hầu hết các em thường uống sữa sôcôla cả ngày. Theo bà, sự kết hợp của sữa và đường sẽ gây khó tiêu và thức uống này cũng nhiều axít nên gây ra hiện tượng trào ngược, nghĩa là thực phẩm dội ngược lên thực quản, chạm vào dây thanh làm co thắt thanh quản, gây ho.

 

Trẻ ăn quá nhiều đường dễ mắc các bệnh mãn tính (Ảnh minh họa)

2. Hành vi thái quá

Đã có các giả thiết rằng hiện tượng hiếu động thái quá và bốc đồng ở trẻ em (ADHD) gây ra bởi đường tinh luyện hoặc các chất phụ gia thực phẩm. Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ phấn khích bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ ở trẻ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ.

 

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên kết thực sự giữa đường và sự hiếu động thái quá của trẻ. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 1994 cho thấy, các bà mẹ nghĩ những đứa con của mình quá hiếu động vì chúng đã uống các loại nước có đường.

3. Thiếu chất >dinh dưỡng

Khi bé tiêu thụ đường quá nhiều sẽ làm cho cơ thể có cảm giác lâu đói. Nguyên nhân là do khi bé ăn quá nhiều đường, cơ thể bé sẽ không cảm thấy cần phải ăn những thức ăn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khác mà cơ thể cần như các vitamin, canxi, sắt và magnesium. Vì thế, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các vitamin trong cơ thể.

4. Hệ miễn dịch suy yếu

Suy yếu hệ miễn dịch cũng là một trong những tác hại của đường với trẻ. Hàng tỉ lợi khuẩn sống trong đường ruột có nhiệm vụ giúp tiêu hóa thức ăn, tạo thành các vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi trùng gây bệnh. Nhưng khi trẻ tiêu thụ quá nhiều đường, nó có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Khi cơ thể thiếu các chất thiết yếu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể, đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, chính vì thế trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như dị ứng, các vấn đề về da, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lão hóa sớm.

5. Sâu răng

Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển. Trẻ thường ăn bánh kẹo bất cứ khi nào chúng muốn và rất lười đánh răng. Thông thường, chỉ 15 phút sau khi ăn, các vi sinh vật này sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, biến đường thành axit hữu cơ làm mất khoáng men răng.

Trong bánh kẹo, các đồ uống có gas có chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lợii rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng như bánh, kẹo, trà sữa, nước ngọt… để bảo vệ >sức khỏe răng miệng của trẻ. Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần 1 ngày và thường xuyên súc miệng sau ăn và trước khi đi ngủ.

6. Nguy cơ mắc bệnh béo phì

Với những trẻ bị nghiện đồ ngọt thì thường dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác. Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, dầu mỡ. Điều này rất không tốt đối với >sức khỏe của trẻ vì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu.

Đồ ngọt chứa đường là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên năng lượng bổ sung vào càng nhiều, cơ thể càng cần hoạt động nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng. Khi không đạt được sự cân bằng này, một phần gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, phần khác sẽ thành axit béo hoặc triglycerit làm tăng mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì.

 

Béo phì cũng là một trong những tác hại của đường với trẻ (Ảnh minh họa)

7. Kén ăn

Theo các chuyên gia, những trẻ thường ăn nhiều trái cây, rau củ và những món ăn lành mạnh khác thường là không kén ăn. Ngược lại, những bé tiêu thụ nhiều đường thường dễ đau bụng và chán ăn.

8. Không tốt cho thị lực

Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị.

Ngoài các tác hại trên, trẻ ăn nhiều đường không tốt cho vị giác, ảnh hưởng đến tâm trạng...Để tránh cho con mắc các bệnh trên, mẹ nên hạn chế cho con ăn những đồ ăn có lượng đường hoặc chất béo cao, hãy tập cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh.

Theo Thanh Loan/ Eva/ Khám Phá