Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Vì vậy, các vấn đề về chất lượng sữa cũng như sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu được nhất nhiều chị em quan tâm.
Với công việc bận rộn, nhiều lúc phải đi xa nên nhiều chị em tìm cách trữ sữa dùng dần trong khoảng thời gian bận rộn để phục vụ nhu cầu phát triển của con. Phương pháp thường dùng nhất đó là hút và trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Sữa trữ đông có thể cho con dùng dần khi bé bú không hết hoặc mẹ có nhiều sữa nhưng lại bận bịu không thể cho bé bú trực tiếp trong thời gian dài. Sau khi trữ đông, sữa mẹ cần được hâm nóng lại trẻ mới có thể dùng được. Vì vậy, >sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu không bị hư, bị hôi và mất chất >dinh dưỡng thì các chị em cần lưu ý để đảm bảo cho >sức khỏe và sự phát triển của con.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không sử dụng ngay thì cần được bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Vì nếu để bên ngoài quá lâu, các vi khuẩn sẽ xâm nhập làm sữa bị chua và những dưỡng chất quan trọng cũng bị biến đổi.
Tuy nhiên, sữa đã trữ trong tủ lạnh thì không thể cho trẻ bú ngay vì sẽ làm tổn thương răng nướu và hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, các chị em cần hâm nóng sữa lên rồi mới cho trẻ bú. Sữa mẹ sau khi đã hâm nóng chỉ có thể dùng được trong thời gian 24 giờ đồng hồ. Sau khoảng thời gian này, bé bú không hết thì bắt buộc mẹ phải bỏ lượng sữa thừa này đi vì các thành phần trong sữa đã bị biến đổi.
Ngoài ra, sữa đã bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian sử dụng tối đa 48 giờ. Vì vậy, quá thời gian này mẹ không nên hâm lại cho bé bú nữa. Do đó, nếu bạn còn thắc mắc sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu thì đây chính là câu trả lời, chỉ có thể bảo quản được khoảng 48 giờ (2 ngày).
Một số lưu ý khác:
Sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì mẹ hãy lấy ra và ngâm trong nước ấm với nhiệt độ nước khoảng 40 độ. Sau một lúc sữa sẽ ấm lên, không còn quá lạnh các mẹ có thể lấy ra cho bé bé. Mẹ không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất khoáng chất có trong sữa mẹ. Đồng thời, mẹ cũng không nên lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein hay còn gọi là kháng thể trong sữa. Từ đó có thể làm mất tính năng tự nhiên của sữa mẹ do các kháng thể như lysozyme, lactoferrin...
Còn với những sữa bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh thì việc >hâm nóng sữa mẹ có phần phức tạp hơn vì phải trải qua quá trình rã đông. Do đó, trước khi sử dụng một ngày, mẹ hãy cho sữa xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ ở nhiệt độ tủ lạnh. Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng và không còn lớp đá đóng xung quanh thì mẹ nên nhẹ nhàng lắc để lớp sữa chất béo và lớp sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó mang đi hâm nóng như bình thường.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mỗi lần mẹ nên vắt sữa với số lượng ít, khoảng 100-150ml là đủ cho bé dùng. Tuy nhiên, với những bé lớn hơn hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày thì số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng. Sữa vừa mới vắt xong thì có thể dùng ngay và không cần phải hâm, nhưng sữa đã vắt lâu hơn 1 tiếng đồng hồ thì bạn cần phải hâm lại, để cho có độ ấm nhất định như nhiệt độ cơ thể mẹ cho bé dễ uống.
Phần lớn, khi các chị em nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp tình trạng sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đông của tủ lạnh thường sẽ có mùi lạ, mùi tanh, mùi xà phòng hay mùi mỡ... Hầu hết, các mẹ đều cho rằng mình đã bảo quản sai cách hoặc quá trình vắt sữa không đạt chuẩn vệ sinh… Thực ra, mẹ đừng quá lo lắng, đây là những hiện tượng bình thường dưới tác động của enzym lipase sẽ bẻ gãy các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ khi được bảo quản trong một môi trường nhiệt độ thấp.
Tuy nhiên, việc sữa có mùi lạ phần nào cũng sẽ ảnh hưởng tới việc thích nghi của bé, bé có thể sẽ không ăn hoặc ăn ít đi. Vì vậy, mẹ nên hạn chế vắt sữa để bảo quản, cho con bú trực tiếp vẫn tốt hơn.
Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Phần lớn, việc ủ nóng sẽ dựa trên nhiệt độ môi trường xung quanh bình ủ để xác định chính xác. Thông thường, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C thì có thể giữ được khoảng 6-8 tiếng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ khoảng từ 19 đến 26 độ C thì bảo quản trong vòng 4 giờ.
Theo đó, nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản sẽ càng kéo dài. Do đó, khi bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, mẹ sẽ bảo quản được sữa rất lâu. Mức nhiệt trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C, thời hạn bảo quản lý tưởng nhất của sữa mẹ vắt ra có thể lên đến 4 ngày.
Bên cạnh việc biết được sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu, phụ huynh cũng cần có hiểu biết chính xác về những dấu hiệu nhận biết sữa đã hỏng. Điều này sẽ giúp các mẹ kịp thời loại bỏ và ngưng sử dụng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Theo đó, khi sữa mẹ còn dùng được sẽ có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại, nếu để lâu sẽ bị phân tách ra từng lớp riêng biệt. Đây là những dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại. Những nếu sữa có mùi chua và dậy men, kèm theo đó là bị vón cục thì mẹ nên bỏ đi vì đã hư. Nếu vẫn sử dụng có thể làm trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng, nhầy, có bọt và màu xanh, kèm theo triệu chứng sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Mẹ cần phải cho trẻ uống thật nhiều nước và đưa ngay đến bệnh viện để trẻ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng triệu chứng của bé nhằm điều trị kịp thời.
Vi khuẩn có thể sống ở nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein. Do đó, nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, các nhà sản xuất khuyến cáo các mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng một giờ đồng hồ.
Chính vì vậy, khi sử dụng máy hâm sữa mẹ cũng cần phải nắm vững cách sử dụng như thế nào để sữa mẹ luôn an toàn và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đối với trẻ sơ sinh, sữa chỉ để ở nhiệt độ phòng một tiếng và bảo quản trong tủ lạnh là 24 tiếng. Sữa đã hâm nóng thì nên lấy ra cho trẻ dùng ngay và đừng để lâu trong máy sau khi hâm nóng.
Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu, để có cách sử dụng an toàn và tốt nhất cho trẻ.