Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) sẽ điểm qua những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi để mẹ bầu nắm được.
Bên cạnh chế độ >dinh dưỡng thì sự phát triển của thai nhi qua từng tháng có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của các >mẹ bầu. Mỗi tuần, mỗi tháng trôi qua, khi thấy vùng bụng lớn thêm chắc hẳn mẹ bầu nào cũng thắc mắc bé đã phát triển đến bộ phận nào hay kích thước, cân nặng của bé có đúng chuẩn không. Bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương) sẽ cùng mẹ điểm qua một số mốc phát triển qua trọng trong quá trình phát triển của bé.
#Khi mẹ có thể phát hiện ra bé
Trước khi mẹ phát hiện ra mình mang thai thì quá trình thụ thai đã diễn ra. Sau khi tinh trùng thụ tinh thành công cho trứng, bộ gen của bé đã hoàn chỉnh, bao gồm cả giới tính cũng được xác định luôn. Trong vòng 3 ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh tạo thành bào thai. Bào thai đi qua ống dẫn trứng vào tử cung và bám lên thành tử cung để phát triển.
"Mẹ có thể siêu âm thấy thai sớm nhất là vào tuần thai thứ 4-5. Rõ nhất là dùng siêu âm đầu dò âm đạo sẽ thấy hình ảnh túi thai, kích thước 10-12mm và bên trong túi ối có thể thấy hình ảnh túi noãn hoàng. Còn phôi thai và tim thai sẽ được hình thành khi thai được 6-7 tuần tuổi", bác sĩ Trần Vũ Quang cho biết.
#Bé phát triển đầy đủ các bộ phận
Khi bé được 12 tuần tuổi, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi mới chỉ khoảng 5cm nhưng hầu hết các cơ quan chính trong cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm cả ngón tay với móng tay, ngón chân và nhiều bộ phận khác.
#Bé bắt đầu cử động
Bác sĩ Quang cho biết: "Thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ 8-9 trở đi. Tuy nhiên những chuyển động nhỏ này rất nhẹ nên mẹ chưa cảm nhận được. Bắt đầu từ tuần thứ 18 trở đi thai phụ mới cảm nhận rõ ràng thai máy. Thai phụ sẽ cảm nhận nhất sự chuyển động của bé khi ở một mình tại vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống. Càng về giai đoạn cuối kỳ thì số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh mẽ hơn".
#Bé cảm nhận được âm thanh bên ngoài
Từ tuần thứ 24 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài tử cung, đặc biệt là giọng nói của mẹ và đáp trả lại. Khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hình thành hoàn thiện. Những lớp da còn mỏng và khá nhăn nheo
#Bé mở mắt trong bụng mẹ
Vào khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, em bé sẽ mở mắt trong bụng mẹ. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận rất rõ rệt những chuyển động, những cú đạp, xoay người của bé. Chiều dài của bé sẽ đạt khoảng 35-38cm tính từ đầu đến mông và 44-55cm tính từ đỉnh đầu đến chân.
#Bé quay đầu xuống dưới
Theo bác sĩ Quang, tuần thai quay đầu chỉ là con số tương đối vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Sớm nhất là 28 tuần còn có bé có thể quay đầu muộn, khi đã được 36-37 tuần. Càng gần đến cuối thai kỳ thì khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp. Thông thường thai con so thì thời điểm quay đầu sẽ sớm hơn thai con dạ.
#Bé có thể chào đời
"Bắt đầu từ hết 36 tuần trở đi được coi bé phát triển hoàn thiện về mọi mặt và đủ khả năng sống độc lập bên ngoài tử cung mẹ. Cân nặng của thai nhi tại thời điểm này cũng đã đạt mức tới giới hạn và chỉ còn chờ đến ngày chào đời", bác sĩ Quang nói.
#Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần biết
Để theo dõi được sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần đảm bảo khám thai đầy đủ, đúng lịch. Theo tư vấn của bác sĩ Quang, có 8 mốc khám thai quan trọng nhưng chỉ 5 mốc siêu âm quan trọng không thể bỏ qua. Đó là:
+ Khi thấy tình trạng trễ kinh: Là lần đầu siêu âm để nhằm có thai hay chưa, xem thai đã nằm trong tử cung chưa là quan trọng nhất. Đây cũng là thời điểm bác sĩ xác định tuổi thai, số lượng thai cho mẹ.
+ Tuần thai thứ 11-13 : Đây một trong cột mốc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Là thời điểm khám sàng lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy và xét nghiệm Doulble test để phát hiện nguy cơ dị tật ở thai nhi.
+ Tuần thai thứ 21-25: Có ý nghĩa khảo sát hình thái của thai. Có thể quan sát kỹ các phần của thai nhi. Nhằm phát hiện được những dị tật bẩm sinh nếu có. Quán sát được bất thường bánh rau, nước ối, phần phụ ...
+ Tuần thai 32-36: Đánh giá sự phát triển của thai có tương ứng tuổi thái, xác định ngôi thai, vị trí bánh rau, lượng nước ối, nhịp tim thai ....
+ Đến ngày sinh: Đây là lần siêu âm cuối để đánh giá tình trạng thai, ngôi thai, ước lượng cân nặng, lượng nước ối, vị trí bánh rau để tiên lượng cho cuộc sinh dễ hay khó và tiên lượng nguy cơ cho mẹ và thai.