Triệu chứng sốt siêu vi thường là đau đầu, sốt cao, nôn, viêm đường hô hấp và phát ban, hệ tiêu hóa bị rối loạn. Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ em và có thể tự hết nhưng nếu không biết cách xử lý bệnh có thể dẫn đến biến chứng tử vong.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) gây ảnh hưởng trực tiếp tới >sức khỏe, biểu hiện đặc trưng là sốt cao, phát ban, nóng rát ở mắt, đau đầu, đau nhức cơ thể và buồn nôn.
Nguyên nhân >sốt siêu vi
Trẻ bị sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm các loại vi trùng (virus) khác nhau. Có rất nhiều loại virus gây bệnh như virus rhinovirus, Coronavirus: Adenovirus, virus cúm...., Enterovirus
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột từ trạng thái nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó tự hết, bệnh khỏi sớm hơn nếu được điều trị tích cực. Sốt siêu vi diễn biến rất nhanh, nếu không chú ý và theo dõi bệnh trở nặng có thể gây nên biến chứng khó lường, cao nhất là tử vong.
9 Dấu hiệu sốt siêu vi thường gặp
Bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ khá giống với những bệnh sốt thông thường khác nên bố mẹ cần chú ý tới những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Cụ thể như sau:
1. Sốt cao không giảm
Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh sốt siêu vi, bình thường sẽ sốt từ 39 – 40 độ. Kèm theo đói là tay chân lạnh, run lẩy bẩy.
- Đối với trẻ sơ sinh 38,5 độ là sốt cao, cần phải đi viện.
- Đối với trẻ nhỏ sốt từ 39 – 40 độ thậm chí cao hơn.
2. Đau đầu
Những triệu chứng thường gặp nhất khi đau đầu do sốt siêu vi:
- Đầu óc quay cuồng, đau hoặc nhức dữ dội.
- Huyệt Thái dương đập rất mạnh, có thể cảm nhận được bằng tay.
- Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt, nằm co lại, li bì và choáng váng, nhìn khuôn mặt như bị phù nề, mắt sưng húp.
- Đối với trẻ em bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, ở nhiều trường hợp có thể chảy mủ tai, hoặc tai có nhầy và ngứa hơn bình thường.
3. Viêm đường hô hấp
- Kèm theo với sốt cao và nhức đầu thì xuất hiện thêm các biểu hiện về viêm đường hô hấp như cổ họng đau, sưng đỏ, tấy, rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.
- Khó thở, trẻ thở nhanh hoặc thở nông.
4. Viêm kết mạc mắt
Dấu hiệu: đỏ mắt, mắt có rỉ, chảy nước mắt, mắt nhìn lờ đờ.
5. Nôn trớ
- Trẻ nôn nhiều, thường diễn ra sau bữa ăn.
- Bệnh ở người lớn cũng có thể nôn mửa.
6. Phát ban
- Cơ thể xuất hiện các nốt mẩn, ban đỏ, mắt đỏ sau từ 2 – 3 ngày sốt (lúc xuất hiện ban đỏ trẻ đã bớt sốt do đã qua thời kỳ ủ bệnh và bước vào giai đoạn phát bệnh)
7. Đau nhức mình mẩy
- Trẻ lớn sẽ đau cơ bắp, trẻ kêu đau khắp mình mẩy.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ chưa biết nói sẽ quấy khóc.
- Người lớn cũng có triệu chứng này và cảm nhận rất rõ.
8. Rối loạn tiêu hóa
Xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus đường tiêu hóa. Cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt, đặc điểm là đại tiện phân lỏng, không có máu hay chất nhầy.
Ở một số trẻ có thể xuất hiện đi ngoài ra máu, phân đen.
9. Viêm hạch
Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, viêm hạch vùng đầu, mặt, cổ sưng to có thể sờ thấy, đau.
Điều trị sốt siêu vi hiệu quả nhất
Tùy vào từng trường hợp bệnh, độ nặng nhẹ khác nhau để có những cách điều trị phù hợp. Về cơ bản điều trị sốt siêu vi là điều trị triệu chứng bởi sốt không phải là bệnh, chỉ là phản ứng của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
1. Điều trị sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần sốt 38,5 độ trở lên là đã cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Trẻ sơ sinh không được tự ý điều trị, bắt buộc phải có được sự chỉ dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
sot sieu vi: nguyen nhan, trieu chung va cach chua tri khi tre mac phai - 3
Đối với trẻ sơ sinh cần phải được chữa trị bởi bác sĩ (Ảnh minh họa)
2. Điều trị sốt siêu vi ở trẻ em
Trước tiên cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ, có những chẩn đoán đúng và hướng dẫn điều trị. Sốt siêu vi hiện chưa có thuốc điều trị nên cách trị bệnh chủ yếu là tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống chọi với virus và vi khuẩn. Những cách điều trị như sau:
- Hạ sốt: Thường bệnh sẽ sử dụng thuốc paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần, tuy nhiên các bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
- Chườm cho trẻ bằng khăn ấm, lau khô mồ hôi, để trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Chống co giật cho trẻ: Thường trẻ sốt cao hơn 38,5 độ rất dễ bị co giật, các bố mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng tránh hiện tượng này và hạ sốt nhanh cho con.
- Bù nước và điện giải cho con, những loại tốt như oresol, cháo muối nấu loãng sẽ giúp con cân bằng được lượng nước mất đi khi bị sốt.
- Vệ sinh sạch sẽ cho con, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm trong phòng kín.
- Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn những đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu, giàu chất >dinh dưỡng như nước ép, trái cây tươi (cà rốt, táo, cà chua, dứa, táo, cam…), các loại súp, đồ ăn lỏng, dễ ăn và dễ tiêu.
3. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Nếu trẻ sốt 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà sử dụng thuốc không đỡ, kèm theo các biểu hiện như lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần... thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để chữa trị.
4. Một số câu hỏi liên quan điều trị sốt siêu vi ở trẻ
- Sốt siêu vi có lây không? Sốt siêu vi có lây và lây chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa.
- Sốt siêu vi có nguy hiểm không? Sốt siêu vi điều trị tích cực sẽ sớm kết thúc. Sốt chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày sau đó chuyển sang giai đoạn phát ban. Nếu điều trị sốt siêu vi quá 3 ngày không có dấu hiệu giảm thì đó là biểu hiện của tình trạng nguy hiểm, cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
Cách phòng tránh sốt siêu vi ở trẻ em
- Thực đơn hàng ngày cần đa dạng giữa các chất vitamin, khoáng chất, protein. Thịt, cá… đa dạng giúp con ăn ngon miệng hơn.
- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, vui chơi ở những nơi thoáng mát, không
gò bó, tù túng.
- Nơi nghỉ của trẻ cũng cần thông thoáng, sạch sẽ, không bí bách.
- Tránh những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ có mầm bệnh.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân có hại.
- Vệ sinh sạch sẽ cho con, rửa tay chân trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh, hạn chế tối đa trẻ cho đồ chơi vào miệng.
- Tiêm chủng đầy đủ
- Hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người, đặc biệt là những nơi nghi ngờ có mầm bệnh.
Mọi vấn đề liên quan sức khỏe của bé, nếu các bố mẹ có bất cứ nghi ngờ nào hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Không tự ý chữa trị tại nhà cho bé rất nguy hiểm.