Có rất nhiều đứa trẻ cứ thích bám lấy mẹ, mẹ đi đến đâu chúng theo đến đó, không rời một buớc. Nhiều người cho rằng, trẻ như vậy thì sau này lớn lên sẽ hiếu thuận với cha mẹ, nhưng thực tế đây chính là biểu hiện của trạng thái không bình thuờng về tâm lý.
Tony thường thích bám lấy mẹ, lúc đầu người mẹ không quan tâm đến hành vi của cậu, cô nghĩ rằng điều này là do Tony rất yêu mẹ cô. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, mẹ của Tony cảm thấy cậu bé có chút ỷ lại. Bất kể mẹ làm gì, Tony đều thích để mẹ ở bên, rất nhiều việc không thể tự làm được.
Điều này khiến mẹ của Tony bắt đầu cảm thấy lo lắng, tâm lý của đứa trẻ có vấn đề gì sao?
Tại sao Tony lúc nào cũng thích dựa dẫm vào mẹ?
Giáo dục mầm non đã chỉ ra sự ỷ lại quá mức của trẻ em thường là sản phẩm của sự bảo bọc quá mức của người lớn.
Ký do tại sao nhiều đứa trẻ ỷ lại vào mẹ của chúng bởi vì người mẹ quá bảo vệ con cái của họ. Tất nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mẹ.
Ảnh minh họa.
Sự cưng chiều quá mức của mẹ khiến trẻ ngày càng ỷ lại
Từ khi Tony được sinh ra, người mẹ chăm sóc cậu bé bằng mọi cách có thể, hầu hết mọi việc đều do cô lo liệu, cho dù đôi khi cô ấy quá bận rộn và cần sự tham gia của các thành viên khác trong gia đình, mẹ Tony vẫn cố dành thời gian cho con.
Hành vi của người mẹ thực chất là một kiểu bảo vệ con quá mức, nhưng mẹ của Tony không nhận ra rằng tình yêu của mình dành cho đứa trẻ là quá "thừa thãi" nên cô vẫn luôn duy trì cách chăm sóc này. Dần dần, điều đó trở thành một kiểu cưng chiều.
Sự chiều chuộng khiến trẻ quen với việc dựa dẫm vào mẹ trong mọi việc khiến trẻ mất đi những năng lực cá nhân mà lẽ ra trẻ phải có ở lứa tuổi của mình, do đó trẻ càng quen ỷ lại vào mẹ cả về mặt chủ quan lẫn khách quan. Bởi nếu đứa trẻ rời xa mẹ sẽ không thể thích nghi với cuộc sống thường ngày.
Trẻ bất an trong quá trình lớn lên
Khác với hoàn cảnh của Tony, mặc dù cô bé hàng xóm Kathy cũng rất ỷ lại vào mẹ nhưng mẹ của cô bé lại không hề chiều chuộng con, thậm chí còn không quan tâm.
Người mẹ thiếu sự đồng cảm, không xem xét cảm xúc của con khi làm mọi việc, cho rằng “trẻ con khi biết gì”.
Ví dụ, khi mẹ của Kathy ra ngoài sẽ không nói với con. Khi đưa Kathy đi dạo phố, một khi người mẹ gặp người quen sẽ liền quên mất sự tồn tại của con gái. Và càng như vậy, Kathy càng thích dựa dẫm vào mẹ.
Tâm lý phụ thuộc của Kathy thực chất là một loại tâm lý "tìm kiếm sự chú ý". Biểu hiện của mẹ khiến Kathy cảm thấy mình có “địa vị thấp hơn” trong lòng mẹ, mẹ rất có thể sẽ tự bỏ đi nên đứa trẻ sẽ bám lấy mẹ, ngăn mẹ không rời xa mình.
Mẹ quá quyền lực trong gia đình khiến con "tôn thờ" thái quá
Ngoài tình huống của 2 gia đình trên, thực ra còn có một tình huống điển hình khác, đó là đứa trẻ quá sùng bái mẹ nên ỷ lại vào mẹ.
Bố của Lyly là người tương đối hướng nội và thất nghiệp vì dịch bệnh, ông chỉ có thể làm một số công việc bán thời gian ở nhà để nhận được tiền thù lao ít ỏi. Nhưng mẹ của Lyly thì khác, bà làm việc trong một công ty lớn với mức lương hậu hĩnh.
Ngoài ra, do công việc và điều kiện của bản thân nên khi ở nhà, người mẹ thường tỏ ra "cứng rắn" và khi Lyly nhìn thấy một người mẹ mạnh mẽ hơn cha mình như vậy, trong lòng cô bé vô cùng ngưỡng mộ nên thích dựa dẫm vào mẹ.
Tình huống này thực ra không tốt lắm đối với sự phát triển của trẻ, bởi vì môi trường gia đình tốt nhất là môi trường hòa thuận, bình đẳng, nếu không sẽ cản trở việc hình thành các giá trị, đạo đức và quan điểm của trẻ em về đúng và sai.
Ảnh minh họa.
Điều gì xảy ra nếu trẻ quá phụ thuộc vào mẹ?
Trẻ em khi lớn lên nên dần dần tự lập, việc dựa dẫm vào mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trưởng thành của trẻ.
Sau khi trẻ đã quá lệ thuộc vào mẹ, trẻ sẽ mất đi mong muốn phát triển khả năng tự nhận thức, vì trẻ đã quen sống theo quỹ đạo của mẹ, hành động theo ý mẹ, nhìn mọi việc theo ý mẹ.
Kết quả là khi gặp một số việc trẻ khó có thể đưa ra lựa chọn của mình, thậm chí trẻ biết cách giải quyết một vấn đề hay trạng thái đúng sai nhưng trẻ không sẵn lòng thể hiện tư tưởng chủ quan của mình.
Giao tiếp là khả năng cơ bản để trẻ hòa nhập vào xã hội, tập thể. Tuy nhiên, sau khi trẻ quá ỷ lại vào mẹ sẽ hình thành quan niệm “mẹ là cả thế giới”, trẻ cảm thấy ngoài mẹ ra, những thứ khác và con người đều không quan trọng. Từ đó từ chối hoàn toàn cơ hội giao tiếp, bỏ qua kiến thức về giao tiếp, không nhận thức được tầm quan trọng của hành vi giao tiếp.
Tình trạng như vậy sẽ khiến trẻ khó hòa nhập với lớp khi vào nhà trẻ, trường học, ảnh hưởng đến quá trình học tập và trưởng thành của trẻ, đôi khi còn gây ra một số trạng thái tâm lý cực đoan.
Quá trình trưởng thành của trẻ em thực chất là quá trình tự lập. Sở dĩ trẻ được> cha mẹ chăm sóc khi còn nhỏ là do trẻ chưa có tính tự lập hoàn toàn, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc trẻ để trẻ dần học được một số kỹ năng sống, hoàn thiện một số năng lực cá nhân.
Tuy nhiên, khi trẻ quá phụ thuộc vào mẹ thì tình trạng tăng trưởng của trẻ thực sự rơi vào trạng thái “đì trệ”, vì trẻ đã mất đi khả năng tự hoàn thiện mà cảm thấy chỉ cần có mẹ ở bên thì “mọi chuyện sẽ ổn thôi”.
Làm sao để trẻ không phụ thuộc quá nhiều vào mẹ?
Muốn loại bỏ hoặc tránh sự lệ thuộc của trẻ vào mẹ thì cần làm cho cuộc sống của trẻ phong phú hơn, tận dụng trí tò mò, khao khát tri thức, tâm lý khám phá của trẻ để trẻ hứng thú hơn với những thứ khác.
Khi trẻ nhìn thấy nhiều hơn, trẻ sẽ bớt phụ thuộc vào mẹ hơn, vì tầm nhìn của trẻ được mở rộng hơn, trẻ biết mẹ không phải là “cả thế giới”.
Thứ hai, các ông bố nên chú ý tăng tần suất tương tác với con. Đừng thường xuyên lấy lý do như công việc bận rộn, bởi vì đứa trẻ là con của bạn, nếu sự phát triển của đứa trẻ có vấn đề, thì bất kỳ lý do nào của bạn cũng đều vô ích.
Ảnh minh họa.
Cuối cùng, nuôi dưỡng ý thức độc lập của trẻ em. Nếu ý thức tự lập của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn thì chắc chắn trẻ sẽ không còn quá phụ thuộc vào mẹ nữa. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc rèn luyện khả năng tự lập của trẻ để trẻ lớn lên khỏe mạnh.