Mặc dù trong xã hội, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đang rất được ưa thích, nhưng giới chuyên môn vẫn còn nhiều quan ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.
Trên trang cá nhân của mình, bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo – trưởng khoa Nhi phòng khám Bản Việt, người sáng lập Phòng khám Happy Baby – đã có bài chia sẻ về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.
Theo đó, những quan ngại của giới chuyên môn về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có thể kể tới là:
Một nghiên cứu chỉ ra cho thấy có tới khoảng 1/3 ba mẹ trẻ cho con ăn dặm tự chỉ huy báo cáo về hiện tượng mắc nghẹn khi ăn, ít nhất một lần, nhưng trẻ tự tống thức ăn ra miệng được mà không càn hỗ trợ. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, có khoảng 6% trẻ ăn bằng phương pháp này có mắc nghẹn nhưng cũng tự xử được.Như vậy có thể thấy, nguy cơ trẻ bị mắc nghẹn khi cho ăn bằng phương pháp trẻ ăn dặm tự chỉ huy là có và ba mẹ phải vô cùng cẩn thận khi cho con ăn theo phương pháp này.
Một số nghiên cứu quan sát cho thấy, trẻ ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thường có xu hướng được cho ăn ít các loại thức ăn giàu sắt hơn so với trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trực tiếp nào về nguy cơ thiếu sắt ở trẻ ăn theo phương pháp này.
Nhiều chuyên gia >dinh dưỡng lo ngại việc bé ăn dặm tự chỉ huy không đủ sức duy trì việc ăn theo đúng nhu cầu, dẫn tới bé bị thiếu dinh dưỡng và vấn đề trong tăng trưởng. Hơn nữa, từ 6 tháng tuổi trở lên, bé không còn miễn dịch từ mẹ tốt nữa nên bắt đầu bị bệnh vặt. Ở những giai đoạn này, trẻ giảm thèm ăn và không tự ăn hào hứng như khi khỏe. Nếu cứng nhắc áp dụng theo phương pháp này sẽ gây hại cho bé.
Mỗi phương pháp cho trẻ ăn dặm đều có mặt được mặt chưa được. Do đó, các mẹ không nên áp dụng một cách cứng nhất một phương pháp duy nhất nào cả. Tốt nhất là lựa theo sở thích, >sức khỏe ,nhu cầu và các yếu tố khách quan để áp dụng cho phù hợp.