Sau khi sinh xong, bố mẹ hãy nhớ ấy một chút máu ở gót chân em bé, việc này sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ mà còn bảo vệ con suốt cuộc đời. Bên cạnh đó là nhiều lợi ích thiết thực còn quý báu hơn cả 1 núi vàng, các bà mẹ nên ghi nhớ điều này:
Bất cứ sự chăm sóc cho >trẻ sơ sinh nào ngoài việc tin theo bác sĩ thì người mẹ còn phải trình bày cho thông lỗ nhĩ của người phụ nữ có công đẻ ra chồng của các cô. Với thần chú cửa miệng khi con dâu có ý kiến về việc >chăm sóc con cái “Vầng! Tôi lạc hậu, tôi ít học nhưng tôi nuôi chồng cô nên người! Không đến lượt cô dạy khôn”.
Đó là một trong những lý do vì sao biện pháp >lấy máu gót chân trẻ sơ sinh mặc dù được tuyên truyền rất nhiều nhưng hầu như tỉ lệ các trẻ sơ sinh được thực hiện biện pháp này rất ít (kể cả những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn).
Lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh (36-48 tiếng) nhằm xét nghiệm phát hiện bệnh điều trị sớm đã làm giảm thiểu những em bé bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác
Thứ nhất: Chỉ cần vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh là các mẹ có thể phát hiện kịp thời những bệnh lý nguy hiểm sau này của trẻ.
Thứ hai: Nhiều trẻ nhỏ có nguy cơ tử vong, chậm phát triển thần kinh hay thể chất, tránh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội cũng vì mắc phải những bệnh trầm kha, hiểm nghèo trong khi đó nếu được phát hiện sớm thì đã biết cách can thiệp kịp thời ngay từ bé.
Thứ ba:Nếu bé có bệnh, việc điều trị sớm từ nhỏ sẽ giảm đau đớn rất nhiều cho bé, đồng thời còn giảm chi phí rất nhiều cho những đợt trị liệu sau này.
Chỉ riêng hai lý do này thôi đủ thấy việc lấy máu gót chân bé sơ sinh quan trọng thế nào rồi các mẹ ạ! Em đọc xong, lật đật hỏi chồng ngay coi hồi trước lúc em còn nằm bẹp trên giường ổng có nghe bác sĩ lấy máu gót chân xét nghiệm cho con chưa. Phùuu! Hú hồn, may ổng trả lời “Lấy rồi, không phải nhắc. Không có bệnh!”.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền. Sau sinh đủ 48 tiếng, tức từ 2-7 ngày là thời điểm lý tưởng nhất để xét nghiệm sàng lọc. Nếu bé sinh non, nhẹ cân thì lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.
Khi tiến hành lấy máu, bé sẽ được lấy 2 giọt máu ở gót chân và giấy thấm, để khô sau đó mẫu máu sẽ được gửi tới trung tâm tiến hành xét nghiệm. Sau 24 -72 giờ sẽ có kết quả. Nếu bé mắc bệnh, bé sẽ được tư vấn hướng điều trị để phục hồi sớm.
Đó, lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh vài giọt máu sẽ biết được cơ thể bé yêu cần bổ sung cái gì, cần lưu ý cái gì. Thông tin ấy quý hay không? Các anh chị tự đánh giá. Thực hiện việc lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh không hề gây nguy hiểm cho trẻ (thật ra có 1 số trường hợp đặc biệt không nên lấy máu kiểu này nhưng rất hiếm và chính các bác sĩ sẽ khuyến cáo lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh nên các anh chị yên tâm).
Tốt nhất trước khi sinh, bố mẹ nên đến bệnh viện để được tư vấn kỹ về dịch vụ lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh, tham khảo xem bệnh viện có thể tiến hành sàng lọc những bệnh nào, miễn phí hay mất phí và chi phí là bao nhiêu.