Nằm gối có thể khiến các bé thấy dễ chịu và thoải mái, tuy nhiên một vật tưởng như vô hại là gối cũng có thể mang đến những hiểm họa khôn lường khi mà bé chưa kiểm soát được hành động của mình.
Dạy con độc lập là một quá trình kéo dài cần sự kiên trì và nhất quán. Ví dụ, ba mẹ phải học cách lùi về phía sau ">hậu trường" và không làm thay con những việc như cất đồ chơi chẳng hạn. "Làm thay những việc bé hoàn toàn có thể tự làm được vô tình truyền tải thông điệp rằng bạn không tin tưởng vào khả năng của con", nhà tâm lý học Jeanne Williams chia sẻ.
Thường thì cha mẹ ngủ chung với con từ khi con mới chào đời dù Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kì (AAP) khuyến cáo không nên làm vậy do làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Theo AAP, trẻ nên ngủ trong phòng ba mẹ, gần giường ba mẹ nhưng nên nằm trên bề mặt thiết kế riêng biệt cho trẻ nhỏ ví dụ như cũi, lí tưởng là trong năm đầu, còn không thì cũng phải ít nhất là 6 tháng.
Chỗ ngủ của trẻ không nên có những vật mềm như gối, gối ôm, gấu bông bởi vì những vật này làm tăng nguy cơ trẻ bị đè và ngạt thở. Vậy thì thời điểm nào cho con bắt đầu dùng gối thì mới an toàn?
Theo các chuyên gia về an toàn cho trẻ nhỏ, phải đợi đến kh trẻ 2-3 tuổi mới cho bé sử dụng gối, đó cũng là lúc mà bé chuyển sang ngủ giường riêng. Một chiếc gối dành cho trẻ nhỏ thì nhỏ hơn gối dành cho người lớn, đồng thời mỏng và cứng hơn.
Trong giai đoạn trẻ đi nhà trẻ, trẻ đã có thể tự thay đổi tư thế khi ngủ, do vậy gối sẽ không dễ làm bé ngạt như khi còn nhỏ.
Khi chọn gối cho trẻ, bác sĩ nhi khoa Elizabeth Murray, hiện công tác tại bệnh viện nhi đồng Golisano ở New York (Mỹ) chia sẻ các mẹ có thể cho con dùng gối lông vũ hoặc sợi bông miễn là bé không bị dị ứng.
Bác sĩ cũng gợi ý ba mẹ lồng thêm một lớp bảo vệ bằng vỏ gối. Nhiều trẻ chảy dãi khi ngủ nên nếu có thêm lớp bọc gối sẽ tốt hơn. Thường xuyên giặt và thay vỏ gối, đặc biệt trong mùa lạnh và mùa cúm bởi đây là việc cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus.