Hệ thống miễn dịch của trẻ sinh non còn yếu vì vậy bé cần được chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ cần theo dõi bé cẩn thận để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Gần đây, câu chuyện của bà mẹ trẻ Bành Thị Thu Hương (28 tuổi, sống tại TP.HCM) suốt 4 năm mong con, 7 tháng mang bầu nơm nớp lo sợ và 6 tháng vất vả chăm con sinh non gây xúc động mạnh trong cộng đồng các bà mẹ bỉm sữa. Nhiều người cho rằng, chị Hương đã trải qua những ngày tháng vất vả nhất trong cuộc đời mới có thể tạm mỉm cười với thành quả của mình như hiện tại, cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu.
Chắc hẳn chị Thu Hương và những người gặp trường hợp như chị cũng đã rất khó khăn trong những ngày tháng >chăm sóc con sơ sinh sinh non. Vì thế, đừng đợi đến lúc trẻ chào đời mới tìm hiểu về những lưu ý, cách >chăm sóc trẻ sinh non mà ngay từ bây giờ, mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức bổ ích này.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng, sinh non có sức đề kháng yếu vì vậy bé cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn bình thường để có thể phát triển khỏe mạnh và tránh được các biến chứng.
Sau đây là những hướng dẫn giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé thiếu tháng tốt nhất.
VÌ SAO TRẺ SINH NON CẦN CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT?
Bé sơ sinh thiếu tháng không được trang bị đầy đủ để đối phó với cuộc sống mới. Cơ thể bé nhỏ của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh các bộ phận bao gồm phổi, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và da.
May mắn là công nghệ y tế tiên tế ngày nay sẽ trợ giúp cho các bé sinh non trong những tuần đầu tiên của cuộc đời cho đến khi bé đủ khỏe mạnh để về nhà với bố mẹ.
TRẺ SINH NON BAO LÂU CÓ THỂ VỀ NHÀ?
Mỗi em bé có thể trạng khác nhau vì vậy câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy thuộc vào số ngày bé chào đời sớm, khả năng ăn uống, cân nặng, tình trạng >sức khỏe, bác sĩ sẽ quyết định ngày bé có thể về nhà.
Nhiều bố mẹ thường lo lắng rằng không biết liệu mình có khả năng chăm sóc được bé sinh non tại nhà mà thiếu đi các trợ giúp y tế hay không. Hãy yên tâm rằng các bác sĩ sẽ chỉ cho bé về nhà khi bé đủ khỏe mạnh. Mẹ có thể học các cách chăm sóc bé từ các y tá trong bệnh viện. Hãy hỏi ý kiến của những người có chuyên môn nếu mẹ không chắc về bất cứ điều gì hoặc cảm thấy không sẵn sàng.
Việc chăm sóc bé sinh non có thể có nhiều khó khăn khiến bố mẹ bị choáng ngợp. Nếu cảm thấy lo lắng, các bậc phụ huynh có thể nói chuyện với bác sĩ của bé để tìm kiếm sự trợ giúp tốt nhất.
MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ SINH NON
Do hệ thống miễn dịch của bé thiếu tháng còn yếu nên mẹ cần dọn vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc có hại đến sức khỏe của bé.
Mẹ cần chú ý đảm bảo bé luôn được giữ ấm. Nhiệt độ cơ thể của bé cần rơi vào khoảng 36,5 – 37 độ C.
Với bé sinh non từ 2 – 2,5kg mẹ nên để nhiệt độ phòng trung bình từ 27 – 28 độ C. Với bé sinh non từ từ 2 – 2,5kg, nhiệt độ phòng trung bình là 27 – 28 độ C. Với bé sinh non từ 1,5 – 2kg mẹ nên để nhiệt độ phòng 30 – 32 độ C. Đặc biệt, các bé sinh non dưới 1,5kg cần phải ở trong phòng ấm với mức nhiệt độ khoảng 33 – 35 độ C.
CÁCH BẢO VỆ TRẺ SINH NON KHỎI NHIỄM TRÙNG
Bé sơ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 khi nhiều người bị cảm lạnh. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng bố mẹ nên tuân thủ các điều sau:
- Không cho bé tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng.
- Không để bất cứ ai hút thuốc ở gần bé.
- Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn.
- Vệ sinh đồ chơi, phòng ốc sạch sẽ.
- Tiêm chủng cho bé theo lời khuyên của bác sĩ.
THỜI GIAN NGỦ CỦA TRẺ SINH NON
Vì bộ não của bé sinh non chưa phát triển đầy đủ nên bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và các giấc ngủ thường ngắn hơn. Bố mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
DINH DƯỠNG CHO TRẺ SINH NON
Sữa mẹ vô cùng quan trọng với bé sơ sinh vì nó có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sinh non, bé sơ sinh không thể bú sữa mẹ trực tiếp.
Hầu hết các bé chào đời từ 25-29 tuần tuổi thai, được cho ăn bằng cách truyền tĩnh mạch hoặc bằng ống. Vì vậy, nếu mẹ muốn cho bé bú sữa mẹ thì nên thông báo với bác sĩ và y tá ngay sau khi sinh. Sau đó mẹ có thể bắt đầu dự trữ sữa bé để chờ bé sẵn sàng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra hệ thống tiêu hóa của bé để xác định khi nào bé có thể bắt đầu ăn sữa mẹ.
Một khi hệ thống hô hấp của bé ổn định thì bé có thể bắt đầu bú mẹ. Hầu hết các bé chào đời từ 35 đến 37 tuần đều có thể bú mẹ trực tiếp.
Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt, vitamin vào chế độ >dinh dưỡng của mẹ. Bổ sung chất sắt là phương pháp điều trị điển hình cho tất cả trẻ sơ sinh non.
Lúc đầu, đa phần các bé sinh non cần bú mẹ từ 8-10 lần mỗi ngày. Mẹ không được để bé bị đói quá 4 giờ vì sẽ gây ra tình trạng mất nước. Nếu bé giảm hoặc ngừng tăng cân thì mẹ cần thông báo với bác sĩ.
Bé sinh non có thể ăn dặm từ 6 tháng tính từ ngày sinh dự kiến (không phải ngày sinh thực tế). Do hệ thống tiêu hóa của bé cần nhiều thời gian để phát triển hoàn thiện.