Các nhà nghiên cứu giấc mơ đã tiến hành những cuộc nghiên cứu về hoạt động ngủ của các em bé sơ sinh và phân tích chu kỳ một giấc ngủ của những em bé sơ sinh.
Sự thật thú vị: Trẻ đã bắt đầu mơ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ
Thoạt nghe có vẻ như điều này quả là kỳ diệu, nhưng đó không phải là phán đoán vô căn cứ. Các chuyên gia >sức khỏe đã có nhiều cuộc kiểm tra, thực nghiệm về hiện tượng nằm mơ ở thai nhi. Họ thông qua trắc nghiệm điện não đồ, phát hiện toàn bộ quá trình giấc ngủ có thể chia thành 2 phần: “thời kỳ cử động mắt nhanh” và “thời kỳ cử động mắt chậm”.
Trong quá trình của “thời kỳ cử động mắt nhanh”, não bộ không ngừng xử lý các ký ức đã thu nạp vào ban ngày, và chính trong quá trình này sẽ sinh ra những giấc mơ. Nghiên cứu khoa học còn cho thấy, ngay cả khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, nhãn cầu cũng có “thời kỳ cử động nhanh”, cũng đồng nghĩa lúc này thai nhi đang ở trạng thái ngủ rất dao động, cũng tức là trạng thái nằm mơ.
Trẻ sơ sinh có nằm mơ nhiều không?
Tuy đã rơi vào trạng thái ngủ nhưng não bộ bé nhỏ của trẻ vẫn có thể linh hoạt như lúc còn thức. Theo thống kê cho thấy, thời gian >trẻ sơ sinh nằm mơ thậm chí còn nhiều gấp đôi so với trẻ lớn và người trưởng thành. Nguyên nhân là do lúc này trẻ chỉ vừa bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vô số thông tin mới mẻ sẽ được bé tiếp nhận vào ban ngày, cho nên sẽ dễ tạo thành những giấc mơ khi bé ngủ.
Khi trẻ nằm mơ, các sóng não rất linh hoạt và sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng, cụ thể chính là Protein, vì vậy sau khi ngủ dậy bé sẽ dễ có cảm giác đói. Trẻ sơ sinh có hiện tượng nằm mớ rất nhiều, bởi vì ngủ chính là quá trình trẻ biến những ký ức ngắn thành ký ức dài, là một yếu tố quan trọng cho việc học hỏi của bé dần dần về sau.
Trẻ thường xuyên nằm mơ có ảnh hưởng đến sự phát triển?
Đa số người trưởng thành sau khi nằm mơ, lúc thức dậy thường cảm thấy mệt mỏi. Vậy thì hiện tượng này với trẻ có giống như vậy không? Giấc ngủ ở “thời kỳ cử động mắt nhanh” đặc biệt quan trọng đối với não bộ của trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát dục. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thần kinh. Vì vậy có thể nói, nằm mơ với tần suất cao lại đúng lúc là một quá trình sinh lý cần thiết giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt.
Những điều thú vị khi trẻ sơ sinh nằm mơ
Ngược lại, nếu trẻ ít nằm mơ hoặc gần như ngủ rất say mà không có biểu hiện nằm mơ thì về lâm sàng có thể thấy trí lực của trẻ tương đối thấp. Chính vì vậy mà bố mẹ không nên lo lắng khi trẻ nằm mơ nhiều, vì điều này có lợi để nâng cao trí lực cho trẻ.
Trẻ sinh non cũng dành tới 80% của giấc ngủ của họ ở trạng thái say giấc. Khi trẻ trưởng thành, giấc ngủ sâu của chúng càng giảm. Nó giảm xuống 50% đối với các bé đủ tháng và giảm xuống 35% khi các bé đủ một năm tuổi. Phát hiện này củng cố khái niệm rằng giấc ngủ sâu là rất quan trọng trong sự phát triển tinh thần của bé. Những giấc mơ có thể được xem như là một cách để “tập thể dục” tâm trí và kích thích bộ não của em bé. Khi bé lớn hơn, các bé sẽ có thể có được sự kích thích tinh thần từ môi trường xung quanh và môi trường bên ngoài.
Thật khó để biết các em bé đang mơ về những gì, nhưng giấc mơ của các em bé có lẽ chủ yếu gây ra bởi cảm giác vật lý. Khi bé tiếp tục phát triển, hình ảnh và âm thanh bắt đầu đóng một vai trò trong những giấc mơ của các bé.