Ở từng độ tuổi khác nhau thì nhu cầu ngủ của trẻ cũng khác, mỗi ngày trẻ cần ngủ mấy tiếng và làm sao để tập cho trẻ thói quen ngủ tích cực? Cha mẹ hãy đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Trẻ sơ sinh
Thông thường, ở giai đoạn trẻ sơ sinh thì giấc ngủ của trẻ có thể nói là nên "thuận theo tự nhiên", nghĩa là trẻ muốn ngủ thì cứ ngủ, muốn bú sữa thì cho bú, người lớn hầu như không cần thiết phải can thiệp quá nhiều. Tuy vậy, đây cũng được xem là thời kỳ then chốt giúp trẻ hình thành quy luật ngủ khoa học. Do đó, bố mẹ có thể chủ động phân chia thời gian ngủ ban ngày và đêm một cách thích hợp với độ tuổi của trẻ, sau đó cứ đến đúng giờ thì hãy cố gắng dỗ dành để trẻ đi vào giấc ngủ, dần dần hình thành đồng hồ sinh học tích cực về sau.
Nhắc nhở: Trẻ khóc quấy không hẳn là đói, bố mẹ cần có phán đoán khoa học
Giai đoạn sơ sinh, do hệ thống thần kinh của trẻ chưa phát dục hoàn thiện, dễ mệt mỏi. Một khi cơ thể trẻ cảm giác mệt thì sẽ nhanh chóng tiết ra hóc môn tuyến thượng thận để chống lại sự mỏi mệt này, vì vậy trẻ sẽ có biểu hiện khó chịu và khóc quấy nhiều hơn, đặc biệt đến giai đoạn 2 tháng tuổi thì tần suất khóc quấy có thể nói đạt đến đỉnh cao.
Lúc này, bố mẹ dễ hiểu sai cho rằng trẻ đói, cần bú sữa và vỗ về. Người lớn cứ thế tạo thành thói quen cứ hễ trẻ khoc là đút sữa, ẵm bồng mãi cho đến khi trẻ rơi vào giấc ngủ. Hành vi này dần dần khiến trẻ phải lệ thuộc vào bình sữa và phải dỗ dành mới ngủ được.
Thực tế nhiều lúc không phải do trẻ đói hay cần vỗ về mà nguyên nhân chủ yếu chỉ là trẻ cảm thấy mệt cần được ngủ nên khóc quấy vì khó chịu. Có thể trẻ chỉ khóc một lúc là tự ngủ mà không cần sữa hay ẵm bồng. Trong sinh hoạt hằng ngày, bố mẹ nên chú ý quan sát và thấu hiểu nhiều hơn để phán đoán vì sao trẻ khóc để không can dự quá nhiều vào quá trình hình thành thói quen tự đi vào giấc ngủ của trẻ.
2. Trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, thông thường vào ban đêm nên cho bé bú 2 – 3 lần, ban ngày chia thành 3 – 4 giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, đến khoảng 3 – 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nảy sinh hứng thú với các đồ vật xung quanh (ánh sáng, âm thanh, màu sắc…) nên luôn khiến trẻ có cảm giác không muốn ngủ, khó chịu, khóc quấy. Lúc này, bố mẹ không nên cho trẻ bú hay bồng bế vì có thể gây kích thích và trở ngại cho quá trình >luyện tập thói quen tự ngủ của trẻ. Cách tốt nhất là hạn chế các vật gây hưng phấn cho trẻ, tạo một môi trường thích hợp ít bị tác động từ bên ngoài để trẻ dễ dàng tự đi vào giấc ngủ.
Nhắc nhở: Người lớn không nên can thiệp quá nhiều vào giấc ngủ của trẻ, nên tập cho trẻ thói quen tự ngủ độc lập và không phụ thuộc vào điều kiện khác.
Ngoài ra, bố mẹ nên tập cho trẻ đi ngủ trước 9h tối. Thời gian cho trẻ bú sữa có thể chia thành 2 lần trong suốt đêm (một lần lúc 9h tối, một lần khoảng 3 – 4h sáng). Ban ngày chia thành 2 – 3 giấc ngủ ngắn và thời gian thức dành cho trẻ là 2 – 3h.
3. Trẻ bắt đầu ăn dặm
Ở giai đoạn mà trẻ bắt đầu có thể ăn dặm thì mê nên dần dần cai sữa đêm cho trẻ. Khoảng 6 – 7 tháng tuổi thì giảm còn 1 lần sữa đêm, cho đến 9 tháng tuổi thì hoàn toàn bỏ hẳn thói quen bú sữa ban đêm cho trẻ. Khi trẻ được 10 tháng tuổi, cơ bản là có thể để trẻ ngủ ngon giấc cho đến sáng, thường là khoảng 6 tiếng trở lên.
Nhắc nhở: Trước khi cai sữa đêm, bố mẹ cũng cần hiểu lợi ích của hành động này để đảm bảo đủ kiên nhẫn và quyết tâm trong quá trình thực hiện.
Bởi vì khi ngủ tròn giấc trong đêm mà không bị gián đoạn bởi những cữ sữa, não bộ sẽ được nghỉ ngơi hoàn chỉnh và tối ưu, giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cho dù ban đêm trẻ thức giấc đòi sữa, bố mẹ cũng không nên vì "xót" mà can dự quá nhiều, tốt nhất là giữ môi trường ít ánh sáng, yên tĩnh để trẻ dễ ngủ trở lại mà không cần sữa.
4. Trẻ sau 1 tuổi
Theo sự tăng dần của độ tuổi, đa số trẻ sẽ rút ngắn thời gian ngủ vào ban ngày (bố mẹ nên ý thức chủ động rèn luyện thói quen không ngủ ngày cho trẻ). Cho đến khi trẻ được 1 tuổi rưỡi thì có thể hoàn toàn chấm dứt thời gian ngủ ngày, chỉ cần buổi trưa cho trẻ ngủ một giấc nhỏ (khoảng 2 tiếng) và ban đêm có thể ngủ tròn giấc khoảng 10 tiếng là được. Trẻ được 3 – 4 tuổi thì giấc ngủ trưa sẽ rút ngắn hơn.