Trong điều kiện thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngôt, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi ngày càng tăng. Bệnh thường tập trung ở các nhóm như sau: trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi hắt hơi, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khò khè, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi sốt, trẻ sơ sinh bị ho có đờm…
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Một vài nguyên nhân gây ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh như: trẻ ở trong môi trường có người hút thuốc, trẻ bị khói bụi ô nhiễm tác động, thay đổi thời tiết, bị sặc, hóc dị vật, bị nhiễm virus, cảm cúm,…Từ những nguyên nhân gây ho cho trẻ sơ sinh có thể được chia ra 2 yếu tố.
Do yếu tố chủ quan:
Do cơ địa của trẻ dễ dị ứng, khả năng đề kháng kém
Do yếu tố khách quan:
Do thay đổi thời tiết, trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi dẫn đến ho. Đối với những đứa trẻ khỏe mạnh, khi thời tiết tay đổi sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng trẻ sơ sinh khả năng đề kháng kém hoặc cơ địa dễ dị ứng thì cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn.
Nắm được nguyên nhân gây bệnh giúp các mẹ có biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con mình tốt hơn trước những yếu tố chủ quan cũng như có cách phòng tránh, bảo vệ trẻ trước những yếu tố khách quan gây bệnh.
Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
1. Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi có cần dùng thuốc không?
Đối với trẻ dưới 3 tháng
Đây là độ tuổi mà trẻ còn rất nhạy cảm trước bất kể thay đổi nhỏ nào từ môi trường xung quanh nên một số trường hợp như: trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho sổ mũi xảy ra tương đối phổ biến. Song, nếu trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho, vẫn ăn đều, vui vẻ nô đùa thì các mẹ không được tùy tiện cho trẻ dùng thuốc khi chưa tìm hiểu kĩ. Những địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người cũng không nên đưa trẻ đến, không để gió, quạt trực tiếp vào người trẻ nhất là gió điều hòa.
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi:
Ở độ tuổi này, khi trẻ sơ sinh bị ho, người mẹ cũng nên theo dõi tình trạng, mức độ ho của bé tương tự giai đoạn trước và không được phép tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Tránh chủ quan, để bệnh trẻ nặng thêm, gây nguy hiểm.
Tóm lại, dù trẻ ở độ tuổi nào, khi trẻ bị ho nặng, kèm theo cả những triệu chứng khác như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, nôn mửa, thở gấp, thở khò khè, thở rít,… các mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chỉ dẫn chính xác.
2. Khi nào trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải đi gặp bác sĩ?
Đối với trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ho, hoặc những trường hợp trẻ sơ sinh ho nhiều quá, ho đến mức không ăn không ngủ được, nôn mửa, khò khè, thở nhanh, thở rít, ho chảy nước mắt ra thì các mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc cũng như để tình trạng bệnh kéo dài.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ thuyên giảm bệnh ở các con nên mẹ cần lưu ý kĩ các bước chăm sóc sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Vệ sinh mũi, họng cho trẻ sơ sinh là một trong những việc làm mà các mẹ thường xuyên thực hiện để chăm sóc, bảo vệ >sức khỏe con mình. Nhưng, nếu thực hiện không đúng quy trình các bước rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bước rửa mũi, vệ sinh mũi cho bé chuẩn nhất:
Trước khi rửa mũi các mẹ phải cần thông mũi trẻ bằng thuốc co mạch để cho cuốn mũi co nhỏ lại tạo nên đường thở ở đường mũi của con để có thể rửa được tốt. Thuốc rửa mũi chỉ được dùng sau khi mũi trẻ đã được thông. Trường hợp trẻ chỉ viêm nhẹ, mẹ nên dùng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc.
Một số trường hợp nặng hơn, mũi của trẻ nhiều dịch đặc màu xanh, nhầy thì phải dùng bình rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý. Lưu ý rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng bình khi mũi đã được thông để đảm bảo nước không chảy đến tai.
Cách rửa mũi: Bế trẻ ở tư thế cúi ra phía trước khoảng 45 độ rồi đặt bình rửa mũi đã lấy đầy nước để vào mũi trẻ và bóp đều tay liên tục, các mẹ sẽ thấy nước từ bên mũi này sang bên kia. Kết thúc quy trình, dùng thuốc nhỏ mũi tại chỗ sau khi đã làm sạch mũi.
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải kiêng gì?
Một số biện pháp mà mẹ phải kiêng cho trẻ như: không để trẻ sơ sinh bi lạnh đột ngột cũng như không để trẻ bị gió lùa, cũng không cần mặc quá ấm dẫn trẻ nóng rồi ra nhiều mồ hôi và bị cảm lạnh, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi không nên kiêng gì?
Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, không nên kiêng vỗ nhẹ trẻ. Bởi vì nếu biết cách vỗ trẻ, đây có thể là một trong những biện pháp giúp trẻ long đờm hiệu quả. Chú ý, sử dụng cách vỗ nhẹ cho trẻ long đờm ban đầu có thể khiến trẻ ho nhiều hơi nhưng đừng quá lo lắng, trẻ ho nhiều hơn để dễ khạc đờm ra mà thôi. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để áp dụng phương pháp này vì khi đó trẻ đói, tránh được nôn, chớ.
Ngoài ra, các mẹ cũng không cần quá lo ngại về việc có nên cung cấp độ ẩm hay không. Độ ẩm trong không khí, dưới sự hỗ trợ của máy phun sương sẽ làm phòng ngủ có độ ẩm hợp lý, ngừa trẻ tiết nhầy và đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.
Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị ho?
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên ăn gì? Câu trả lời là các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa các thành phần >dinh dưỡng tốt như ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi. Hoặc ăn thêm những thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng tốt, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Ngoài ra, ăn thêm các sản phẩm được làm từ sữa cũng rất tốt và đảm bảo uống đủ từ 1.5 đến 2 lit nước mỗi ngày.
Mẹ nên kiêng gì khi trẻ sơ sinh bị ho?
Khi trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi, mẹ nên tránh ăn các thức ăn có khả năng gây ngộ độc hoặc gây phản ứng khó tiêu như các loại trứng (trứng tôm, trứng cá,…), hành, bắp cải, hải sản sống, các loại gia vị cay nóng … Đặc biệt tránh xa café, trà hay cafein.
Cách phòng tránh cho trẻ sơ sinh không bị ho sổ mũi
Muốn hạn chế tối đa nguy cơ bị ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh, ngoài việc chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của con, các mẹ còn phải chú ý đảm bảo một số yếu tố như sau: không để con trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, không để hơi lạnh trực tiếp phả vào người con, giữ mức thân nhiệt ổn định cho con, không để con bị nóng hay lạnh đột ngột, đảm bảo con được bú đủ sữa và không để bị mất nước, đảm bảo đường hô hấp của con luôn được thông thoáng, chú ý đảm bảo mũi của con được vệ sinh đúng cách.