Trẻ 2 tuổi bị sốt có thể là do mắc bệnh về hô hấp hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Để tránh được tình trạng sốt kéo dài và bệnh trở nặng, các mẹ cần nắm rõ kiến thức về sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này để kịp thời phát hiện và chăm sóc tốt hơn.

Tào Vân 21:23 21/09/2019

Thực tế, khi >trẻ bị sốt việc duy nhất các bậc phụ huynh có thể làm là theo dõi các biểu hiện và chăm sóc đúng cách, có thể dùng thêm thuốc hạ sốt nếu cần. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ 2 tuổi bị sốt cao không rõ nguyên nhân, trẻ bị sốt kéo dài thì cần sử dụng kháng sinh tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều cần biết khi trẻ bị sốt

Trẻ 2 tuổi bị sốt thường có những biểu hiện như: thân nhiệt trở nên nóng hơn, trẻ quấy khóc, dễ nổi cáu, mệt mỏi, không vui chơi như thường ngày, đôi khi còn kèm theo một số dấu hiệu như thở gấp, ngủ lơ mơ. Lúc này, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ, thân nhiệt cao hơn 37 độ C, chứng tỏ trẻ đã bị sốt. 

Đầu tiên, bố mẹ cần phải sử dụng các biện pháp hạ nhiệt tạm thời và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Bởi khi trẻ 2 tuổi bị sốt, mẹ không nên chủ quan, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng co giật gây ngạt thở do tiết nhiều đàm gây tắc đường thở, thiếu oxy làm tổn thương não. Hơn nữa, khi sốt trẻ không được bù nước kịp thời có thể dẫn đến sốc, trụy mạch, thậm chí tử vong. Vì thế, khi trẻ bị sốt, các mẹ cần phải dựa vào tình hình cụ thể để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. 

Trẻ 2 tuổi bị sốt và nôn

Trẻ 2 tuổi bị sốt và nôn mẹ cần phải chú ý

Trẻ bị sốt và nôn là hiện tượng phổ biến và thường gặp. Tuy nhiên, nếu trẻ vừa bị sốt và nôn kèm theo tiêu chảy thì có thể là do mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường ruột, viêm dạ dày do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ. Lúc này, mẹ nên bổ sung nước bằng cách cho trẻ bú sữa và uống nước oresol hoặc nước trái cây loãng. Đồng thời thay đổi loại thức ăn cho bé, ăn thức ăn từ loãng đến đặc, chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên cho ăn quá no. Nếu trẻ bị tiêu chảy trong vòng 12 giờ kèm theo hiện tượng môi hoặc lưỡi khô, mắt khô, đi tiểu ít hoặc bị lõm trên đỉnh đầu thì các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay, để được xử lý kịp thời. 

Trẻ 2 tuổi bị sốt virus

Trẻ sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp trong mùa hè, do nhiều loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là nhóm các virus đường hô hấp. Do cơ thể trẻ chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên rất nhiều trẻ phải vào viện điều trị. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ trong 3 - 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần, sau 7 - 10 ngày sẽ khỏi hẳn khi được điều trị đúng cách. Điều trị sốt virus chủ yếu là điều trị triệu chứng, vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, khi trẻ bị sốt virus cần được nằm trong phòng thoáng mát, không để gió lùa, đồng thời không nên để nhiệt độ phòng quá thấp so với nhiệt độ cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt là Paracetamol với liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/ lần, các lần cách nhau từ 4 - 6 giờ và thường xuyên chườm mát bằng khăn lạnh cho trẻ. 

Một số trường hợp nặng hơn có thể gặp trường hợp trẻ 2 tuổi bị sốt chân tay lạnh, đây là dấu hiệu của tình trạng siêu vi tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ của tay chân, bé bị viêm màng não hoặc một tình trạng nhiễm trùng máu. Do đó, cách tốt nhất khi gặp trường hợp trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, mẹ nên mang trẻ sớm đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

Trẻ 2 tuổi bị sốt xuất huyết

Trẻ sốt xuất huyết cần phải được điều trị các triệu chứng

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là vật chủ lây truyền virus Dengue. Khi bị sốt xuất huyết trẻ sẽ có những biểu hiện như quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, buồn nôn, nôn trớ, mệt mỏi, sung huyết ở da (xuất huyết ở lỗ chân lông), chảy máu chân răng… Đặc biệt, nếu trẻ 2 tháng tuổi bị sốt mẹ không nên chủ quan, bởi căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, vậy nên trường hợp bệnh diễn biến nặng, bé cần được nhập viện theo dõi và chăm sóc kịp thời. 

Bé 2 tuổi bị sốt viêm họng

Trẻ bị sốt do viêm họng là tình trạng sưng nề niêm mạc họng, có nhiều nguyên nhân gây ra như: thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm; khói xe, khói thuốc, bụi bẩn trong không khí; do virus (cúm, sởi, Adenovirus,...), vi khuẩn… Lúc này, mẹ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ, làm sạch hết dịch nhầy. Sau đó cần điều chỉnh chế độ ăn, cho bé ăn thức ăn giàu >dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, đồng thời dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Bé 2 tuổi bị sốt mọc răng

Trẻ bị sốt do mọc răng là hiện tượng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38 - 38,5 độ C. Khi nướu răng bị sưng viêm có thể bị sốt cao hơn. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ trong trường hợp này là mẹ có thể dùng miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi buổi sáng. Nếu bé bị đau nướu do mọc răng thì mẹ có thể chườm ấm. Tuy nhiên, chườm ấm đúng cách mới phát huy được tác dụng tốt nhất, mẹ hãy rửa sạch ngón tay, cho vào nước ấm sau đó chà nhẹ lên nướu của bé để giảm cảm giác đau, ngứa nướu, khó chịu. Trong trường hợp cho trẻ dùng thuốc giảm đau thì cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ 2 tuổi bị sốt phát ban

Sốt phát ban khiến trẻ mệt mỏi

Trẻ sốt phát ban thường do một số loại virus điển hình như virus sởi, virus Rubella hoặc virus đường ruột ECHO gây ra. Để hạ sốt, đầu tiên mẹ hãy nới lỏng quần áo cho trẻ, chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ. Tiếp theo cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt dạng đặt hậu môn cho trẻ. Nếu trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường, hành động nhanh nhẹn... thì không có gì đáng ngại, chỉ cần uống thuốc hạ sốt hoặc làm mát là được. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước như nước hoa quả, súp hoặc oresol, đồng thời cách ly trẻ để tránh nhiễm khuẩn cũng như lây nhiễm với các trẻ khác. Tiếp tục, theo dõi tình hình của trẻ, nếu tiến triển xấu, bé bị sốt đi sốt lại thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. 

 

Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt là một phản ứng hết sức bình thường và tự nhiên. Tùy vào cơ địa của từng bé mà dấu hiệu sốt không giống nhau. Thông thường, sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 thường bé có biểu hiện sốt nhẹ từ 38 độ đến 38,5 độ, cùng với đó là biểu hiện quấy khóc, chán ăn. Những biểu hiện này sẽ tự nhiên mất sau 1-2 ngày sau khi tiêm vắc xin. Sở dĩ trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là do thành phần trong vắc xin được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ sau khi tiếp nhận vắc xin. Các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, cha mẹ không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu trẻ 2 tháng tuổi nóng đầu, sốt trên 38,5 độ mà không có dấu hiệu giảm mặc dù đã cho con uống thuốc hạ sốt và chăm sóc đúng cách. Điều này có nghĩa là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất dị ứng có trong thành phần của vắc xin tiêm vào, lúc này cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ càng nhanh càng tốt để được sơ cứu kịp thời. 

Thuốc hạ sốt cho trẻ 2 tháng tuổi

Mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol

Loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng nhất cho trẻ 2 tháng tuổi đó là paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn, bởi có tính an toàn, có thể dùng cho nhiều đối tượng, ít tác dụng phụ và dễ sử dụng. Trong thành phần chính của thuốc chỉ có paracetamol, loại này có tác dụng hạ sốt và chống viêm nhẹ nên được dùng phổ biến.

Trẻ bị sốt có nên cho ra ngoài chơi

Hầu hết, khi trẻ bị sốt, cha mẹ nào cũng có tâm lý lo lắng nên thường chỉ cho con ở trong nhà, không cho ra ngoài. Điều này chỉ đúng khi trẻ bị sốt rất cao và nặng. Nếu trẻ sốt nhẹ và vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì phụ huynh không nên quá khắt khe, giữ ở trong nhà mà có thể cho trẻ ra ngoài chơi trong những lúc thời tiết mát mẻ, thuận lợi. 

Qua những thông tin trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh đã biết được trẻ 2 tuổi bị sốt nên làm gì, để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp con nhanh khỏe, hết ốm, phát triển tốt. 

Tào Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe