Trẻ khó ngủ, ngủ không đủ giấc khiến tinh thần không minh mẫn, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé khó ngủ. Và tùy vào độ tuổi của trẻ cũng sẽ nảy sinh các vấn đề xoay quanh giấc ngủ. Mẹ hãy cùng xem bé nhà mình trằn trọc khó ngủ thực chất là vì sao và cùng tìm giải pháp phù hợp nhé!
1. Trẻ bị kích thích thần kinh
Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh vốn rất yếu và dễ căng thẳng nếu gặp những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ phòng, tiếng ồn, người lạ bế bồng, ru ngủ...
Những kích thích này tác động khiến bé trằn trọc khó ngủ, trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc về đêm. Nếu tình trạng này không được cải thiện và kéo dài, trẻ dễ bị rối loạn giấc ngủ. Nhiều trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm tạo thành thói quen xấu đến tận khi bé 2 tuổi vẫn trằn trọc khó ngủ, làm cha mẹ khổ sở.
* Cách khắc phục:
- Sắp xếp không gian phòng ngủ của trẻ thật yên tĩnh, nhiệt độ, ánh sáng phù hợp để trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
- Ngay từ nhỏ, nên để trẻ tự đi vào giấc ngủ một mình thay vì có người bế ẵm, hát ru cho trẻ ngủ.
2. Thiếu hụt dưỡng chất
Nhiều mẹ băn khoăn không biết “bé khó ngủ thiếu chất gì” đúng không. Các chuyên gia cũng nhận định, trẻ thiếu vitamin D, canxi cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến >trẻ khó ngủ.
Khi cơ thể thiếu hụt canxi, trẻ không chỉ bị còi xương mà hệ thần kinh trung ương của bé cũng bị ảnh hưởng do các chất dẫn truyền thần kinh bị cản trở, kém hoạt động. Từ đó giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ khó ngủ về đêm, trằn trọc khi ngủ, ra mồ hôi trộm, rụng tóc sau gáy.
*Cách khắc phục:
- Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu thiếu canxi, vitamin D, cha mẹ nên đưa con đi khám >dinh dưỡng để có hướng xử trí kịp thời. Tránh để tình trạng này kéo dài, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ 6 tháng – 3 tuổi đang phát triển chiều cao, mọc răng.
3. Không có thói quen ngủ đúng giấc, đúng giờ
Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh ngủ theo nhu cầu của trẻ, không theo quy luật. Nhiều bà mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh nên cứ để con ngủ khi nào con muốn, không có lịch sinh hoạt rõ ràng. Về lâu dài, trẻ không có thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc.
Ngoài ra, nhiều gia đình cha mẹ thường thức khuya khiến trẻ học theo và dần dần phá vỡ quy luật ngủ của trẻ.
* Cách khắc phục:
- Cha mẹ cần xây dựng thời gian biểu sinh hoạt cho con rõ ràng, cụ thể. Đâu là giờ ngủ của con và thực hiện nghiêm chỉnh. Đối với trẻ sơ sinh từ tuần thứ 7, cần rèn cho trẻ nhận biết giữa ngày và đêm. Trẻ hiểu ban ngày là để chơi, hoạt động, ban đêm phải ngủ thì dần dần trẻ sẽ luyện cho mình nhịp ngủ khoa học.
- Đối với trẻ lớn hơn, nhiều phụ huynh vẫn thường hỏi “trẻ khó ngủ phải làm sao” mà quên rằng chính cha mẹ phải làm gương cho con. Bạn nên đi ngủ đúng giờ, tắt tất cả các thiết bị tivi, điện thoại trước giờ ngủ 30-60 phút và có thể đọc sách, ngâm chân, mát-xa cùng bé trước khi ngủ.
4. Trẻ có bệnh về đường hô hấp
Trẻ nhỏ thường xuyên mắc bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi dẫn tới hiện tượng thở khò khè, cổ họng nhiều đờm gây bít tắc đường thở làm trẻ khó chịu, quấy khóc về đêm.
Ngoài ra, một số trẻ còn ngáy khi ngủ khiến cổ họng rung tạo ra tiếng ồn vì một phần đường thở bị tắc nghẽn. Những trẻ này cũng thường kém ngủ, ngủ không sâu giấc.
* Cách khắc phục: Cần cho trẻ điều trị các bệnh về đường hô hấp triệt để. Bên cạnh đó, cha mẹ nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch dịch họng mũi giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn.
5. Trẻ khó ngủ do căng thẳng tâm lý
Trẻ phải sống trong môi trường gia đình không hạnh phúc, thường xuyên bị mắng mỏ, quát nạt thường bị mộng du (trẻ vừa ngủ nhưng vừa khóc hoặc cười, sáng dậy không nhớ chuyện đã xảy ra) hoặc “bóng đè” ( trẻ hét lên vì thấy đau đớn, cơ thể muốn cử động nhưng không theo ý muốn).
* Cách khắc phục: Không chỉ khó ngủ, trẻ nhỏ bị căng thẳng tâm lý thường có biểu hiện như cục cằn, nóng tính, khó kết bạn, có xu hướng sử dụng bạo lực. Cha mẹ cần trò chuyện, tìm hiểu vấn đề của trẻ. Có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để trị liệu.