Mẹ sẽ chẳng lo con bị ốm, mệt lúc giao mùa nhờ những loại thực phẩm "vàng" bổ dưỡng dưới đây.

05:30 16/04/2019

Người lớn có thể không sao nhưng khi giao mùa, trẻ nhỏ sức để kháng yếu, dễ bị các căn bệnh hô hấp, tiêu chảy,...Vì vậy, thương con không muốn con bị bệnh thì các mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng để tăng đề kháng cho trẻ khi giao mùa.

Sữa chua

Không chỉ hiệu quả đối với người lớn mà sữa chua còn có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hoá vốn còn non nớt của trẻ. Hệ tiêu hoá hoạt động tốt sẽ tăng khả năng hấp thụ >dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân đều. Các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch (hơn 70% tế bào miễn dịch trong cơ thể nằm ở hệ tiêu hoá), tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Protein trong sữa chua cũng góp phần không nhỏ đến lượng dinh dưỡng trẻ tiếp thu hằng ngày.

Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám

Các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như Kẽm, Sắt,.. giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm cũng như Sắt, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nhiễm bệnh như cảm lạnh. Kẽm còn đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu – đảm nhiệm vai trò phát hiện virus gây bệnh. Ngũ cốc nguyên cám hay còn lại là ngũ cốc nguyên vỏ chứa nhiều axit béo Omega – 3 có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ. Omega – 3 đồng thời hỗ trợ “cuộc chiến” chống lại vi khuẩn của các tế bào bạch cầu hiệu quả hơn.

Quả óc chó

Quả óc chó chứa axit béo omega 3 lành mạnh, thứ rất tốt cho >sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia tin rằng omega 3 giúp cơ thể chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng.

Trứng

Thiếu vitamin D là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm. Trứng là một trong những thức ăn cũng cấp vitamin D tự nhiên cho trẻ. Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa dưỡng chất như vitamin B, selen, trứng là lựa chọn hàng đầu để mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Khoai lang

Beta-caroten trong khoang lang được biết đến là chất có vai trò kích thích tăng cường hoạt động các tế bào của hệ miễn dịch, vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, vừa có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang rất quan trọng để trẻ có một hệ thống thần kinh khỏe mạnh.

Trái cây và rau củ

Để giúp tăng cường hệ miễn dịch của con yêu, các chuyên gia đã gợi ý bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, khoai lang… Đây đều là những thực phẩm không những bổ dưỡng mà còn rất ngon miệng, kích thích vị giác nếu bố mẹ có cách chế biến hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm rõ việc bổ sung bao nhiêu vitamin C là đủ để tránh gây tác dụng xấu đến bé.

Thịt nạc

Thịt nạc băm là món ăn vặt ư? Tuy nghe qua có vẻ lạ nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều này. Các chất dinh dưỡng như protein và kẽm có trong thịt nạc giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó cơ thể chống lại bệnh tật. Bạn hãy chế biến thịt nạc thành chà bông và dùng kèm với bánh mì. Con yêu sẽ không thể chối từ đâu.

Cá hồi

Cá hồi giàu acid béo omega 3, không chỉ là chất thiết yếu cho sự phát triển của não mà còn giúp giảm viêm, bảo vệ phổi của trẻ khỏi cảm lạnh và các nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng acid béo trong cá hồi giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Cá hồi áp chảo, canh cá hồi, ruốc cá hồi,.. là những món ăn ngon và hấp dẫn mẹ có thể thêm vào bữa ăn của trẻ.

Biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bên cạnh bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, có nhiều cách khác để giúp con yêu khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Dưới đây là một số biện pháp để mẹ tham khảo:

Cho trẻ bú sữa mẹ: sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế đươc, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Các thành phần trong sữa mẹ giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng, táo bón,.., Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất cần thiết.

Cho trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi, trẻ mới biết đi ngủ 12-13 tiếng mỗi ngày, trẻ ttrer 4-5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giác còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%. Tuy nhiên, các chủng virus gây cúm luôn thay đổi, nên mẹ cần cho trẻ đi tiềm phòng cúm hàng năm, trước khi vào mùa cúm.

Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh: Ngăn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus tiếp xúc với trẻ không giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng đây là cách giúp giảm áp lực lên hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ cần tập cho thẻ thói quen rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước, sau bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chơi ở ngoài về. Mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, cũng như không cho trẻ ăn các thực phẩm kém vệ sinh, ăn ở những nơi bụi bặm như đường xá, công trường.

Theo Mai Mai/ Phunutoday/ Khỏe & Đẹp