Dưới đây là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm bố mẹ nhất định phải ghi nhớ.
Những năm đầu tiên là thời điểm rất quan trọng để phát triển thể chất và tinh thần nên các mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé. Việc kết hợp các thực phẩm cho bé ăn dặm được nhiều mẹ quan tâm và thực hiện mỗi ngày, tuy nhiên nếu kết hợp không đúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến >sức khỏe bé.
Có nhiều loại thực phẩm khi kết hợp sẽ kỵ nhau, làm mất hết chất >dinh dưỡng khiến cho con bạn ngày càng còi cọc, ăn hoài không lớn và gây ra những vấn đề sức khỏe trầm trọng.
Gan và giá đỗ
Phần lớn trong gan động vật, phổ biến là gan lợn đều chứa lượng đồng rất lớn. Nếu kết hợp cùng giá sẽ làm vitamin C có trong giá đỗ bị oxy hóa theo thời gian tiêu hóa thức ăn. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
Cải bó xôi và tôm
Axit Phytic trong cải bó xôi liên kết với Canxi trong cơ thể tọa thành muối gây cản trở hấp thụ canxi.
Thịt bò cùng hải sản
Chất phốt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.
Thịt lợn nấu chung với thịt bò
Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.
Thịt gà và cá chép
Theo Đông y, 2 loại thực phẩm này rất kỵ nhau, khi kết hợp khiến bé dễ tiêu chảy, đầy hơi và gây mụn nhọt.
Cải bó xôi và đậu phụ
Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.
Thịt bò và lươn
Thịt bò và lươn đều rất giàu đạm nên khi kết hợp sẽ gây dư thừa đạm gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Thịt và đậu nành
Đạm trong thịt và đậu nành đều rất cao gây dư thừa đạm khiến bé bị tiêu chảy.
Dưa chuột và cà chua
Dưa chuột chưa một loại men phân giải VitC, khi ăn dưa chuột với cà chua hoặc những thức ăn giàu VitC khác sẽ làm giảm khả năng hâp thụ VitC cho cơ thể bé.
Thịt bò và hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều VitC, bò chứa nhiều đạm khi kết hợp khiến đạm bị biến chất làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đỗ đen với thịt bò
Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.
Khi cho bé bắt đầu ăn dặm, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc phải chuẩn
Trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24.
- Từ ngọt đến mặn
Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé. Cho con làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày.
- Ăn từ ít đến nhiều
Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. - Từ loãng đến đặc Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con.
- Dầu ăn là điều tối quan trọng với trẻ
Vì dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi.
- Không nên thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của bé
Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên cho muối vào thức ăn của con vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.
- Cân đối các nhóm thực phẩm
Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây.