Người mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, dù món thích hay không thích đều có thể ăn được. Tuy nhiên, lại có rất nhiều ông bố bà mẹ đang gặp khó khăn trong việc ăn uống của con mình vì những món ăn đã chuẩn bị trẻ không chịu ăn hay thực phẩm mà trẻ có thể ăn không có nhiều.
Thức ăn dành cho trẻ có vai trò bổ sung các chất >dinh dưỡng cần thiết, đồng thời cho trẻ nếm thử hương vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ giúp trẻ phát triển vị giác và đặt nền tảng cho thói quen ăn uống của trẻ.
Vì vậy, bài viết này sẽ cho bạn biết cảm nhận của bé với thức ăn lần đầu tiên bé ăn như thế nào, hơn nữa sẽ chỉ cho bạn những mẹo nhỏ giúp trẻ ít kén ăn sau khi chúng ta biết cơ chế hoạt động khứu giác.
Hầu hết thức ăn mà trẻ không thích là rau củ có vị đắng như ớt chuông, khổ qua, cần tây, và thức ăn có vị chua như cà chua, mận ngâm và thực phẩm ngâm giấm.
Đối với trẻ sơ sinh cúng vậy, dù những lần đầu trẻ có thể ăn ngon lành gấp 10 lần nhưng khi bạn cho trẻ ăn rau Bina hay cà chua dạng sệt, trẻ thường tỏ vẻ ngạc nhiên hoặc nhè thức ăn ra ngoài.
Vậy tại sao trẻ lại không thích thức ăn có vị chua?
Là do điều này có liên quan đến khả năng phân biệt có tính bản năng của con người.
Vị giác mà chúng ta được nhận biết bằng lưỡi và có năm vị.
5 vị cơ bản là ngọt, mặn, chua, đắng và Umami (trong tiếng Nhật, “umai” có nghĩa là “ngon” còn “mi” là “vị”. Chính vì thế, trong tiếng Việt, có thể hiểu vị Umami là “vị ngon”, “vị ngọt thịt”).
Và mỗi vị đều có vai trò riêng của nó.
Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể có nhiều trong cơm, bánh mì, các loại mỳ và đồ ngọt. Nhằm bổ sung năng lượng và phát triển, theo bản năng cơ thể sẽ tạo khích thích khiến bạn có cảm giác muốn ăn đồ ăn có vị ngọt.
Natri clorua có trong muối ăn được biết đến như một khoáng chất. Nhằm cân bằng các khoáng chất trong cơ thể, theo bản năng cơ thể sẽ tạo khích thích khiến bạn có cảm giác muốn ăn đồ ăn có vị mặn.
Vị chua có trong chanh, giấm,… dấu hiệu nhận biết là có mùi khá mạnh. Thực tế, khi thức ăn bị hư hỏng sẽ có mùi hôi. Dựa vào kinh nghiệm từng trải của người lớn có thể phân biệt được đâu là thức ăn có vị chua, đâu là đồ đã ôi thiu và có mùi khó chịu nhưng theo bản năng, cơ thể nhận biết vị chua là tín hiệu gây nguy hiểm cho cơ thể.
Vị đắng của ớt, khổ qua, trà xanh và cà phê là được báo hiệu như chất độc. Khi chúng ta có nhiều trải nghiệm ăn uống, so với vị chua chúng ta cảm thấy thức ăn có vị đắng ngon hơn, nhưng về bản năng cơ thể nhận diện vị đắng là tín hiệu của chất độc.
Thành phần của vị umami có trong tảo bẹ, vảy cá ngừ khô, nấm, pho mai,… là vị chứa axit amin (nguồn sản xuất protein). Vì protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng tạo nên cơ thể con người, nên theo bản năng chúng ta thích ăn các loại thực phẩm có vị umami.
Bằng cách này, trẻ cũng có những điểm thích hay không thích ăn. Điều này là do cơ chế nhận biết theo bản năng như coi vị đắng và chua là nguy hiểm cho cơ thể.
Theo bản năng cơ thể coi vị chua và vị đắng là tín hiệu nguy hiểm nhưng bằng cách trải nghiệm nhiều vị khác nhau khi lớn lên, vị giác của bạn sẽ phát triển và bạn sẽ thay đổi khẩu vị yêu thích của mình.
Khi ăn nhiều lần thức ăn có vị đắng và chua nó sẽ trở thành vị quen thuộc và thức ăn vốn được coi nguy hiểm sẽ được chấp nhận là "an toàn".
Vì vậy, đừng chọn món ăn mà bé không thích ăn vì bé chưa ăn thử một lần, ngay cả khi đó là thức ăn dặm. Tốt hơn nên cho bé thử ăn lại sau vài ngày, dùng nước dùng dashi để giảm vị đắng (dashi là nước dùng được sử dụng trong ẩm thực hàng ngày của Nhật Bản, dashi có dạng bột có thể chế biến món ăn dặm cho trẻ), điều chỉnh độ cứng và lượng thức ăn để trẻ quen dần.
Ngoài ra, để trẻ nằm ăn trong một thời gian dài cũng không tốt. Nếu trẻ không thích ngồi trên ghế ăn, bạn có thể đặt trẻ vào lòng của bố hoặc mẹ. Những trường hợp trẻ tỏ ra không thích ăn và không thích ở yên một chỗ thường ciệc cho trẻ ăn sẽ dễ dàng hơn.
Khi đó các ông bố bà mẹ sẽ nghĩ ra nhiều thứ khác nhau để cho trẻ có cơ hội trải nghiệm hương vị chua, đắng và vị giác của chúng sẽ thay đổi thành những vị dễ ăn.
Bạn đã bao giờ nghe đến sơ đồ vị giác mà vị ngọt ở đầu lưỡi, vị chua ở hai bên phía sau lưỡi, vị mặn ở hai bên gần đầu lưỡi và vị đắng ở mặt sau lưỡi?
Khi còn bé đã từng nghe nói qua, ta dùng đầu lưỡi để nếm vị ngọt ngào của sô cô la, ngược lại tránh cho sô cô la không chạm vào mặt sau lưỡi nó sẽ trở thành vị thuốc đắng.
Nhưng dường như việc cảm nhận hương vị khác nhau tùy thuộc vào vị trí của lưỡi có vẻ như không đúng lắm!
Có vẻ như "sơ đồ vị giác" đã được dạy trong nhà trường vào thời Showa, nhưng bây giờ nó được đính chính rằng không đúng.
Lưỡi có các nụ vị giác cảm nhận vị giác, nhưng mọi nụ vị giác đều có các tế bào vị giác cảm nhận được 5 vị (ngọt, mặn, chua, đắng và umami). Hầu như toàn bộ lưỡi đều cảm nhận được 5 vị dù bất kể vị trí nào.
Các nụ vị giác không chỉ có trên lưỡi, mà còn ở hai bên má và phía sau cổ họng. Với một món ăn ngon hay đồ ngọt chẳng hạn bạn sẽ thưởng thức được đủ vị khi nhai trong miệng đúng không nào!
Cơ quan gọi là nụ vị giác có chức năng cảm nhận các vị, thường có nhiều nhất ở thời kỳ sơ sinh và sẽ giảm dần theo độ tuổi.
Nói cách khác trẻ sơ sinh sẽ nhạy cảm với vị giác nhiều hơn người lớn, thậm chí có thể cảm nhận được vị đắng hoặc chua với một lượng nhỏ xíu.
Nếu trẻ không ăn thức ăn mà các ông bố bà mẹ đã dày công chuẩn bị, có lẽ họ sẽ cảm thấy buồn hoặc thất vọng.
Tuy nhiên, hãy tin rằng sự thích và không thích của bé là bằng chứng cho thấy trẻ có thể sử dụng năm giác quan như vị giác và khứu giác trong việc xác định chắc chắn mùi vị và hương thơm của món ăn khi ăn.
Trên hết, cho trẻ nhận biết nhiều vị trong thức ăn dặm là cách ăn đúng. Điều quan trọng là cho trẻ cảm thấy rằng việc ăn uống là thú vị và điều chỉnh nhịp sống hàng ngày của trẻ với các bữa ăn.
Vì mỗi bé có tính cách riêng, sư thèm ăn và khẩu vị của mỗi bé cũng khác nhau nên mỗi bé sẽ phát triển tùy theo sức ăn của mình.
Theo Hanakomama