Trẻ 7 tháng bước vào giai đoạn ăn dặm, sử dụng những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, vì thế sẽ có rất nhiều thay đổi khiến ba mẹ lo lắng. Việc trẻ 7 tháng bị táo bón là một trong những điều mẹ cần lưu ý hơn cả. Nguyên nhân và những điều cần làm khi trẻ bị táo bón, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!
Để có phương pháp chữa trị kịp thời, chúng ta cần biết >trẻ bị táo bón do đâu. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy.
Ở đây là các sản phẩm sữa công thức ngoài. Phần lớn do sữa không hợp hoặc hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, không hấp thụ được một số chất (như đường lactose) có trong sữa.
Chất xơ nói chung bao gồm cả rau củ và 1 vài loại thực phẩm khác. Việc thiếu hụt chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày dẫn đến tình trạng bé 7 tháng ăn không tiêu, khó hấp thụ các chất >dinh dưỡng khác.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ không thích ăn rau xanh cộng với tâm lý chiều con, nhiều bậc cha mẹ đã gần như bỏ qua hoặc bổ sung ít hơn hẳn các thành phần khác trong bữa ăn hàng ngày.
Mẹ cho rằng trái cây rất tốt, nhiều chất xơ và cho bé ăn nhiều; tuy nhiên đây lại là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi lẽ trong giai đoạn 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên khả năng tiêu hóa thức ăn thấp. Vì thế việc mẹ cho bé ăn quá nhiều trái cây cũng có thể khiến bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đầy bụng và khó tiêu. Mẹ hãy hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng nước cần thiết dành cho con trong một ngày để cơ thể bé luôn được cung cấp đủ nước.
Vào một ngày đẹp trời, bỗng con bạn quấy khóc vô cớ, biếng ăn đi kèm với những biểu hiện nhăn nhó, khóc hờn… thì đó rất có thể bé bị khó chịu do bị táo bón. Lúc này, hoạt động tiêu hóa trong cơ thể bé đang diễn ra không bình thường: thức ăn nạp vào cơ thể không được hấp thụ, đào thải, thậm chí có trường hợp hấp thụ ngược trở lại (gây nôn, trớ). Điều này khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi. Vì thế hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc, không có cảm giác thèm ăn hay đói.
Trong những trường hợp bình thường, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi vệ sinh trung bình từ 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu bé đã dùng sữa ngoài thì việc đi vệ sinh sẽ có chút thay đổi, đặc biệt khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, phân vón cục rắn và có biểu hiện rặn rất khó khăn.
Một dấu hiệu cuối cùng và cũng là dễ dàng nhận thấy nhất, đó là khi mẹ sờ bụng bé thấy bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và cứng. Điều này chứng tỏ bé bị khó tiêu, đầy bụng. Đây là tình trạng bé 7 tháng ăn không tiêu.
Tình trạng táo bón, đầy bụng hay khó tiêu đều xuất phát từ những điều nhỏ nằm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vì thế chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị táo bón là điều cần quan tâm đặc biệt hơn cả.
Việc đầu tiên cần để ý và thay đổi đó là chế độ ăn dặm, bổ sung nhiều rau và chất xơ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngoài việc đủ tinh bột, vitamin và khoáng chất, thì cần phải có các loại rau xanh cũng như là các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
Nếu bé không thích ăn rau xanh được chế biến trực tiếp như xào, nấu, luộc… bạn có thể tham khảo những công thức nước ép kết hợp trái cây và một số loại rau củ. Nước ép không chỉ bổ sung thêm vitamin đi kèm chất xơ mà còn là một loại nước giải khát ngon miệng, khiến bé thích thú với việc uống nước. Đây là phương pháp đang được các bà mẹ ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì là câu hỏi “trường kỳ” của các bà mẹ. Một số bé chỉ cần thử qua vài loại sữa, nhưng cũng có bé phải thử hàng tá loại sữa từ sữa Việt cho đến sữa Nhật, Úc… mà cũng chưa chắc đã tìm được loại phù hợp.
Vì trong sữa công thức có quá nhiều dưỡng chất mà lại ít các chất xơ nên dễ làm bé bị táo bón. Lúc này, những loại sữa mát là sự lựa chọn phù hợp dành cho các bà mẹ. Vì sữa mát được sản xuất với công thức chứa nhiều chất dinh dưỡng giống sữa mẹ nên không chỉ tăng cường đề kháng cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tránh tình trạng bị đầy bụng, táo bón.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị đầy bụng, táo bón là do hệ tiêu hóa còn yếu, ít lợi khuẩn gây ra hấp thụ và trao đổi chất kém. Vì thế các mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại khuẩn có lợi cho đường ruột bằng cách cho bé sử dụng các loại men tiêu hóa để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ để có thể mua sản phẩm men tiêu hóa phù hợp.
Vì khi >trẻ 7 tháng bị táo bón, bụng thường chướng đầy, gây khó chịu cho bé. Việc mát-xa không chỉ khiến bé trở nên thoải mái mà còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa ít nhiều.
Việc cho bé vận động nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày sẽ tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất ở dạ dày của bé. Nếu bé chưa biết bò hoặc đi, thì mẹ có thể cho bé tập chân theo động tác đạp xe (đã có hướng dẫn ở trên).
Trên đây là những điều cơ bản cần biết khi trẻ 7 tháng bị táo bón. Nếu con bạn đang gặp tình trạng tương tự, đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân, để từ đó có phương pháp giải quyết phù hợp: thay đổi chế độ dinh dưỡng với thực đơn chống táo bón, cho bé vận động nhẹ… Nếu tình trạng kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ dinh dưỡng.