Vào mùa đông, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết do sức đề kháng còn yếu. Mẹ nên chú ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe cho bé.

13:00 10/12/2018

Thông thường, bé ho do cảm lạnh, viêm mũi hoặc do nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên. Bệnh có diễn tiến từ 2 đến 3 ngày và kèm theo các triệu chứng như nhảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, giọng nói thay đổi, sốt, ho… Để phòng tránh các bệnh về hô hấp trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn và nhất thiết cần chú ý những điều sau:

Giữ vệ sinh

Mẹ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa và những vật dụng bé thường xuyên sử dụng để phòng ngừa vi khuẩn. Máy điều hòa, máy sưởi,... cần được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ. Không khí và môi trường không sạch làm kích thích niêm mạc mũi, họng của bé, làm tăng khả năng bị bệnh.

Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Khi cảm thấy cơ thể bé bị lạnh, mẹ cần cho bé mặc thêm áo, bôi tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp... và giữ cho nhiệt độ cơ thể bé ổn định, tuy nhiên cũng không ủ ấm quá mức làm bé ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh.Đi tất khi ngủ là một thói quen tốt mà mẹ nên tập cho bé.

Ở lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền đã được Đông y ghi nhận có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và tăng cường >sức khỏe. Khi đi ngủ, mẹ cần đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của bé.

Cho trẻ uống mật ong mỗi sáng sớm sau khi thức dậy

Với trẻ trong độ tuổi 2-5 tuổi, bạn chỉ nên cho trẻ uống nửa thìa mật ong. Với những trẻ trong độ tuổi 6-11 tuổi, bạn cho trẻ uống một muỗng cà phê đầy đủ. Tránh cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong nhé các mẹ vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm tuổi.

Đảm bảo >dinh dưỡng đầy đủ

Luôn để ý đến chế độ ăn uống tự nhiên và khỏe mạnh cho bé nhà bạn bằng đa dạng các thực phẩm lành mạnh. Bạn hãy cho trẻ uống nhiều nước, mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nước uống nên pha thêm nước nóng để tan giá. Nhất là buổi sáng ngủ dậy, nhiều người vẫn chủ quan rót nước trong bình cho trẻ uống, trong khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, nước không kém gì nước để trong tủ lạnh, khiến trẻ dễ có nguy cơ viêm họng.

Trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa kháng thể sẽ giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Ngay cả khi trẻ bị bệnh, kém ăn thì cũng vẫn nên duy trì nguồn sữa mẹ để tăng khả năng chống chọi với vi khuẩn, giúp trẻ chiến đấu với bệnh dễ dàng hơn, nhanh khỏi hơn.

Cho trẻ vận động hàng ngày

Hãy luôn khuyến khích bé nhà bạn vận động hàng ngày bằng cách cho bé cùng đi bộ trong công viên. Để làm được điều này, cha mẹ bé đòi hỏi phải nâng cao tinh thần thể dục thể thao của bản thân và nhớ cho con mặc áo khoác mỗi khi đi ra ngoài trời thu lạnh và nhiều gió.

Lưu ý

Nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu gì đặc biệt chỉ cần chăm sóc và theo dõi là đủ. Nên cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng khí để giúp bé thở tốt hơn. Khi muốn dùng thuốc cho trẻ, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước.

Khi bé có tiền sử nhiễm hô hấp trên cấp tính, bạn cần chăm sóc bé cẩn thận như hút sạch dịch tiết ra ở mũi, nhỏ thuốc sát khuẩn để đề phòng bệnh có thể tái phát. Đưa bé đến bác sĩ nếu bệnh diễn tiến ở mức độ nặng như bị sốt cao và bỏ ăn uống.

Việc điều trị kịp thời và đúng cách còn phòng tránh cho bé những biến chứng khác của bệnh như viêm phổi, viêm phế quản và viêm mũi.

Nếu con của bạn ho và kèm theo những cơn sốt. Tình trạng này không thuyên giảm trong 2-3 ngày sau khi bạn đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cho con thì cần phải cho bé đến bác sĩ thăm khám và điều trị.

 

Theo Mai Mai/ Phunutoday/ Khỏe & Đẹp