Nếu con bạn bị sốt và trên da có những nốt đỏ, hồng, ngày càng lan rộng thì rất có thể bé đã bị sốt phát ban.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Sốt phát ban gây nên bởi một loại virus, bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 tháng đến 4 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thường có sức đề kháng rất yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh trong đó có sốt phát ban.
Bệnh sốt phát ban thường bắt đầu với một cơn sốt cao đột ngột (từ 39 - 40 độ C). Sốt thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày nhưng có thể kết thúc đột ngột. Sau đó, những nốt phát ban nổi lên.
Phát ban có thể kéo dài nhiều ngày hoặc chỉ vài giờ. Nó là những nốt nhỏ màu đỏ hoặc hồng, đôi khi có những nốt phát ban to hơn. Có thể những nốt phát ban không gây ngứa, khó chịu cho trẻ và cũng không lây lan khi tiếp xúc. Nó thường xuất hiện trên thân cây, cổ và có thể lan đến chân, tay, mặt.
Bên cạnh đó, những triệu chứng khác khi trẻ sơ sinh bị sốt phát ban là:
- Cáu gắt
- Buồn ngủ, lờ đờ, tỏ ra mệt mỏi
- Tiêu chảy nhẹ
- Không muốn ăn
- Mắt sưng nhẹ
- Sổ mũi, ho và viêm họng
- Sưng hạch ở cổ
Một số trẻ còn có thể bị co giật vì sốt cao, đột ngột. Nếu điều này xảy ra, bạn nên nhanh chóng đặt con nằm trên giường hoặc sàn bằng phẳng, xoay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc (trong trường hợp bé bị nôn chớ). Con có bạn có thể bị bất tỉnh, co giật tay, chân, cơ mặt trong khoảng hai, ba phút. Tốt nhất nếu trẻ bị co giật, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách điều trị sốt phát ban cho trẻ
Không có phương pháp chữa trị cụ thể nào cho bệnh sốt phát ban. Giống như hầu hết các bệnh do virus gây nên khác, sốt phát ban sẽ "biến mất" sau một thời gian. Điều mẹ cần làm là đảm bảo con được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để tránh mất nước, >dinh dưỡng.
Nếu con của bạn bị sốt quá cao, bé khó chịu và quấy khóc nhiều, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kê loại thuốc giảm sốt phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể một số cách đơn giản để hạ sốt, khó chịu cho trẻ sơ sinh tại nhà. Ví dụ như dùng nước ấm lau người, tắm cho trẻ. Và thay vì ủ ấm con quá mức, mẹ nên mặc đồ thoải mái, dễ thấm hút ẩm để con không bị thấm mồ hôi trở lại. Mồ hôi toát ra, bốc hơi sẽ giúp trẻ sơ sinh hạ sốt.
Cha mẹ nên lưu ý không để trẻ sử dụng thuốc aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye, một rối loạn hiếm có nhưng có thể gây tử vong.
Theo bác sĩ Việt Anh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, để trẻ không mắc bệnh SPB cần tiêm phòng cho trẻ theo lịch tiêm phòng của ngành y tế.
Khi trẻ mắc bệnh SPB, cần cách ly với trẻ lành và chăm sóc cẩn thận, có thể điều trị tại nhà bằng cách lau mát cho trẻ khi trẻ sốt, nếu không đỡ có thể cho uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ, 6 giờ sau, nếu vẫn sốt, cho uống tiếp với liều lượng như vậy.
Cần cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS) và uống thêm nước hoa quả tươi (cam, dưa hấu, xoài…). Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
Tuy vậy, khi thấy trẻ sốt cao không giảm hoặc thấy các dấu hiệu bất thường (mệt mỏi, khó thở, phân có máu, chảy mủ tai, co giật…), cần phải cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Hằng ngày cần tắm, rửa bằng nước ấm, trong phòng kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh.