Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt là biểu hiện của một số bệnh ngoài da thông thường như: Chàm sữa, mụn sữa, rôm sảy, phát ban nhiệt…Theo nhiều chuyên gia, đây là dấu hiệu tiềm ẩn những loại bệnh ngoài da khác nhau.
Do Thay đổi đột ngột từ môi trường an toàn, vô trùng trong bụng mẹ ra bên ngoài, việc >trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt cũng rất dễ gặp. Vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây mẩn đỏ ở trẻ.
Nguyên nhân đầu tiên là do mụn sữa. Đối với những bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt khi mới sinh ra ở trong 3 tuần đầu. Mụn sữa có thể xuất hiện li ti ở mặt, cổ, tay chân và lưng vài tuần đến nhiều nhất là 3 tháng sẽ tự biến mất mà bố mẹ không cần can thiệp gì. Nguyên nhân là do thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết.
Nguyên nhân thứ hai là do rôm sảy. Thói quen sợ bé lạnh, sợ bé giật mình nên ủ bé quá chặt, quá nóng của bà và mẹ cũng khiến bé sẽ lên rôm sảy ở mặt, đầu và lưng. Lúc này các tuyến mồ hôi của bé bị tắc khiến rôm sảy mọc lên.
Phát ban cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Da trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt.
Hăm da cũng là dấu hiệu báo em bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Nhiều bé có da dị ứng rất dễ bị hăm do thời tiết nóng và mặc quần áo nóng bí. Không chỉ hăm tã, nhiều bé bị hăm ở cổ, vành tai, cổ tay, chân, nách… Mẩn đỏ do hăm thường đỏ thành mảng và căng bóng.
Ngoài ra, trẻ còn việc lác sữa, dị ứng, mụn nhọt cũng khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt.
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt nhiều ông bố bà mẹ tỏ ra khá lo lắng. Tuy nhiên, đây là bệnh lý về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần – 2 tuổi, mụn ở mặt trẻ sơ sinh phần lớn là mụn trứng cá (mụn sữa), song cũng có khi là do bé bị kê, dị ứng, phát ban, rôm sảy hoặc bị chốc đặc biệt là bệnh chàm sữa. Mụn ở mặt trẻ rất dễ nhận biết bởi chúng thường xuất hiện riêng lẻ, từng cái và sưng tấy.
Vì thế, khi thấy trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn, sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím, hoặc hồ nước để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Mẹ cần lưu ý là không nên tự ý nặn mụn cho trẻ vì khi mụn bị trầy xước sẽ dễ bị lở loét, viêm nhiễm, khiến mụn sưng, mưng mủ.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu nổi mẩn là gì? Nổi mẩn là tên gọi chung của nhiều dạng thương tổn da khác nhau, có thể là các sẩn phù như mề đay hoặc là những mụn li ti nhỏ. Da của trẻ sơ sinh có thể có nhiều thay đổi trong bốn tuần đầu của cuộc đời.
Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt sẽ xuất hiện những dát đỏ, sẩn đỏ có đường kính 2-3 mm, mụn nước, mụn mủ. Khi mất đi không để lại di chứng gì. Số lượng và vị trí tổn thương thay đổi tuỳ từng trường hợp. Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt trong trường hợp này là bệnh lành tính, tự giới hạn, không cần điều trị.
Đối với những bé do vùng da cổ thường hay bị ẩm ướt nhưng cũng rất ấm áp. Đồng thời là nơi dễ rơi vãi thức ăn, sữa nên dễ tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây ra các vết đỏ trên cổ bé. Hoặc vào những ngày hè nắng nóng dễ xuất hiện các dạng nổi mẩn do nhiệt và các mụn đỏ. Nhất là khi vùng cổ là nơi giữ mồ hôi, hay ẩm ướt đã tạo điều kiện để các giai nhiệt hình thành và phát triển.
Ngay khi phát hiện trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ các bậc cha mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án khắc phục kịp thời
Trẻ sơ sinh không chỉ nổi mẩn đỏ trên mặt mà còn bị nổi mẩn đỏ ở trán.
Trẻ bị mẩn ngứa li ti ở trán là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh rôm sảy. Trong những ngày hè nóng nực, oi bức, hiện tượng này có thể gặp ở 90% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên các bậc cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Sở dĩ trán là khu vực trẻ dễ bị mẩn ngứa li ti và phát triển thành rôm sảy vì đây là khu vực tiết ra nhiều mồ hôi, nhất là vào mùa hè điều kiện thời tiết nắng nóng càng khiến trẻ bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi ở trán.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể do Mụn kê, đây là loại bệnh này thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tuần tuổi. Vị trí xuất hiện mẩn đỏ có thể là ở vùng trán, má hay thái dương.
Chàm cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt như muỗi đốt. Dấu hiệu của loại bệnh này là xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở các vùng da như hai má, vùng quanh miệng, tai sau hay mu bàn tay. Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
Một nguyên nhân nữa là do khuẩn nấm. Khuẩn nấm không gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không được chữa trị đúng cách có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc và gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống.
Vì thế, Để tránh trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, đặc biệt là sau mỗi lần ăn uống.
Giữ cho không gian sinh hoạt của bé luôn thoáng mát và gọn gàng.
Khi bé nổi mẩn đỏ, bạn nên tránh để con yêu sử dụng móng tay để gãi hay cào xướt vào các nốt mẩn đỏ vì sẽ làm nhiễm trùng thêm.
Khi chọn mua trang phục cho bé, các mẹ nên ưu tiên những chất liệu có khả năng thấm hút tốt.
sau sốt trẻ bị nổi mẩn đỏ hoặc có phát ban khắp người hay không là những dấu hiệu để mẹ theo dõi tình trạng của bé. Để phân biệt giữa sốt phát ban và các bệnh lý khác, mẹ có thể căn cứ và dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của từng bệnh sau:
Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban: Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban có biểu hiện rõ nhất khi trẻ vừa hạ sốt thì các vết mẩn đỏ bắt đầu xuất hiện. Các nốt mẩn này thường là chấm đỏ dưới da và không có nhân, sau 2 – 3 ngày khi trẻ hết sốt thì mẩn đỏ cũng biến mất hoàn toàn và không để lại sẹo.
Dấu hiệu trẻ bị sởi: Đây là bệnh lý nghiêm trọng mà trẻ thường gặp phải vào mùa hè. Trẻ bị sởi thường có biểu hiện sốt, các vết ban xuất hiện phía tai sau và lan dần ra khắp cơ thể. Khác với sốt phát ban, các nốt mẩn đỏ của trẻ bệnh sởi thường gồ lên và bé có dấu hiệu đỏ mắt, nổi hạch sau tai.
Thủy đậu, chân tay miệng cũng có dấu hiệu của việc nổi mẩn đỏ ở mặt sau khi sốt. Vì thế, các bậc làm cha mẹ cần hết sức thận trọng.
Tóm lại, biểu hiện trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt hay các vị trí khác trên cơ thể có thể là dấu hiệu báo hiệu da bé đang còn non nớt, nhưng đôi khi có thể là bệnh lý, nếu như mẹ thấy biểu hiện bé khó chịu bứt rứt hoặc khóc hay sốt đi kèm...thường là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên cho bé khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé! Đừng nên chủ quan.